Trong khi đó, số liệu của hãng tư vấn Accenture cho thấy lượng gửi thư tại các nước phát triển 10 năm qua đã giảm bình quân 3-5%. Đồng quan điểm trên, hãng tư vấn BCG cho rằng khoảng 80% lưu lượng hoạt động của ngành bưu chính sẽ biến mất trong tương lai.
Cách đây 200 năm, ngành bưu chính là một mảng ăn nên làm ra khi gửi thư có chi phí khá đắt. Ví dụ việc gửi một bức thư từ thủ đô London-Anh đến thành phố Edinburgh (534 km) có giá tương đương một ngày lương bình quân thời đó.
Vào năm 1840, việc nước Anh thực hiện chế độ bưu chính độc quyền (Penny Post) đã làm thay đổi mọi thứ. Cơ chế vận hành quốc doanh độc quyền khiến người dân chỉ phải trả rất ít chi phi khi muốn gửi thư đến bất kỳ đâu trên đất nước.
Việc gửi thư trở nên phổ biến và thúc đẩy luồng trao đổi thông tin, qua đó tăng cường phát triển kinh tế. Dẫu vậy việc hạ thấp chi phí cũng khiến ngành bưu chính lâm vào tình trạng thua lỗ và buộc nhà nước phải dùng tiền ngân sách để bù lỗ.
Bất chấp điều đó, ngành bưu chính vẫn mở rộng trong nhiều thập niên sau đó trước nhi cầu trao đổi thông tin. Đỉnh điểm vào năm 2007, ngành bưu chính toàn cầu đã vận chuyển khoảng 350 tỷ bưu phẩm và thư.
Dẫu vậy, việc phát triển của thương mại điện tử, nền kinh tế chia sẻ cũng như suy giảm nhu cầu gửi thư đã khiến ngành bưu chính dần mất đi vị thế vốn có của mình trong những năm tiếp theo.
Tháng 4/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập một nhóm điều tra tài chính với Tổng cục bưu chính Mỹ (USPS) cũng như chỉ trích Amazon vì đã gây ảnh hưởng đến ngành bưu chính nước nhà. Quan điểm của Tổng thống Trump có phần chính xác khi doanh thu của USPS đã giảm 35% kể từ năm 2008 và năm 2006 là năm tài khóa cuối cùng công ty này có lợi nhuận.
Trong khi đó, số liệu của hãng tư vấn Accenture cho thấy lượng gửi thư tại các nước phát triển 10 năm qua đã giảm bình quân 3-5%. Đồng quan điểm trên, hãng tư vấn BCG cho rằng khoảng 80% lưu lượng hoạt động của ngành bưu chính sẽ biến mất trong tương lai.
Nguyên nhân chính được các chuyên gia đưa ra là do các hóa đơn và giấy tờ thanh toán nay đã được thực hiện trực tuyến thay vì phải gửi qua đường bưu điện như trước đây. Trong khi đó, việc gửi những bức thư chào hàng đã trở nên lạc hậu khi mọi người đã có mạng xã hội, ứng dụng trò chuyện hay thư điện tử. Những dịch vụ hành chính trực tuyến cũng được nhiều nước ứng dụng, qua đó giảm thời gian cũng như nhu cầu đói với ngành bưu chính.
Thậm chí Đan Mạch đã loại bỏ dịch vụ thư hỏa tốc vào năm 2006 do không còn cần thiết.
Tuy nhiên, mảng bưu chính vận chuyển vật phẩm, hàng hóa lại có xu hướng làm ăn tốt. Số liệu của hãng Pitney Bowes cho thấy lưu lượng gửi vật phẩm năm 2016-2018 đã tăng 48%. Mặc dù vậy do ngành bưu chính không độc quyền trong vận chuyển vật phẩm như mảng thư từ nên lợi nhuận của ngành này khá mỏng do phải chịu cạnh tranh từ các công ty chuyển phát nhanh.
Một yếu tố nữa đang khiến ngành bưu thư ngập tràn rủi ro là việc các nhà đầu tư đổ tiền cho những startup trong mảng vận chuyển, ví dụ điển hình là nền kinh tế chia sẻ đang làm mưa làm gió hiện nay. Báo cáo của BCG cho thấy tổng đầu tư vào những startup này đã tăng từ 200 triệu USD lên gần 4 tỷ USD trong khoảng 2014-2016. Đây là một thông tin rất xấu với ngành bưu chính khi họ chịu ràng buộc với liên đoàn lao động, chi phí nhân công cao và một hệ thống điều hành rườm rà.
Đã đến lúc cần thay đổi
Không đồng tình với quan điểm trên, hãng Parcel Hero cho rằng những startup trong mảng bưu chính sẽ không thể sống lâu. Mới đây, 2 startup của Mỹ là UberRush và Shyp đã phải đóng cửa do không có nhiều đơn hàng. Một startup khác là DPD tại Anh cũng đang sống lay lắt do kinh doanh kém.
Hiện nay, không có nhiều hãng khởi nghiệp nào có thể kiếm được nhiều tài xế với giá rẻ so với tổng cục bưu chính khi mảng chuyển phát bưu thư được nhà nước trợ giá. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều startup phải giải tán sau khi mới được thành lập.
Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng đã đến lúc ngành bưu chính có những cải cách để tìm hướng đi mới trong tình hình thị trường biến động. Hiện 4/5 hãng bưu chính tăng trưởng tốt nhất thế giơi hiện nay là Singapore Post, Poste Italiane, Bpost of Belgium và Austrian Post đều là những công ty tư nhân sẵn sàng đổi mới để cạnh tranh với thị trường thay vì chỉ nhận trợ cấp từ chính phủ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín