Alibaba nhảy vào, thương mại điện tử Đông Nam Á và Việt Nam chuẩn bị đón "sóng thần"?

    PV,  

    Alibaba có thể là mảnh ghép còn thiếu trong thương mại điện tử Đông Nam Á.

    Theo Bloomberg công ty tài chính Ant trực thuộc tập đoàn Alibaba đang có kế hoạch mua 20% cổ phần của công ty thanh toán trực tuyến của Thái Lan. Điều nay góp thêm vào không khí sôi động của thị trường thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á.

    Công ty tài chính này đang muốn thâu tóm 20% cổ phần của Ascend Money của người Thái để chính thức gia nhập cuộc chơi thương mại điện tử ở khu vực sôi động này.

    Với việc mua lại 20% cổ phần của Ascend Money – vốn là công ty mẹ của True Money và Ascend Nano sẽ giúp Ant mở rộng các hoạt động kinh doanh thanh toán trực tuyến cũng như việc các khoản vay thương mại ở khu vực Đông Nam Á. Công ty có giá trị khoảng 60 triệu USD này cũng đang mở rộng hoạt động sang các nước như Hàn Quốc và Ấn Độ, theo đuổi giác mơ toàn cầu của tỷ phú Jack Ma .

    Động thái này của tập đoàn Alibaba được thực hiện ngay sau khi có thông tin cho rằng Facebook đang thử nghiệm một tính năng cho phép người dùng có thể mua và thanh toán tiền các sản phẩm được liệt kê trên trang Facebook. Các thử nghiệm này sử dụng công nghệ từ công ty khởi nghiệp 2C2P. Facebook cho biết sẽ có kế hoạch mở rộng thử nghiệm với các quốc gia còn lại của khu vực Đông Nam Á.

    Ngoài ra, dịch vụ nhắn tin phổ biến Line cũng cho ra mắt dịch vụ giao hàng thương mại điện tử Line Man.

    Hiện tại Line Man mới chỉ thử nghiệm ở Băng Cốc, Thái Lan.
    Hiện tại Line Man mới chỉ thử nghiệm ở Băng Cốc, Thái Lan.

    Nếu trước đây, “ông lớn” ngành thương mại điện tử ở Đông Nam Á người ta hay nói tới Indonesia với những tên tuổi lớn như Rocket Internet và Tokopedia vying,

    Nhưng với việc ngày càng nhiều nhà đầu tư lớn tìm tới Thái Lan. Ngay cả Facebook cũng chọn Thái Lan cho các thử nghiệm đầu tiên vì đây "thị trường lớn đối với thương mại truyền thông xã hội", theo TechCrunch.

    Điều này chứng tỏ Thái Lan đang là môi trường tiềm năng cho ngành thương mại điện tử ở khu vực.

    Bên cạnh đó việc phát triển thanh toán điện tử có thể là một điềm báo cho một thời kì bùng nổ thương mại điện tử ở Đông Nam Á.

    Làn sóng các khoản đầu tư khổng lồ cuối cùng của Rocket Internet vào các trang web thương mại điện tử Lazada và Zalora, bắt đầu vào năm 2012.

    Tuy doanh thu tăng, lợi nhuận có nhưng đơn vị kinh tế không bền vững. Cả Lazada và Zalora hiện đã cạn tiền mặt.

    Báo cáo tài chính của Zalora
    Báo cáo tài chính của Zalora

    Điều này chứng tỏ Đông Nam Á chưa sẵn sàng cho những mô thương mại điện tử cồng kềnh như Lazada và Zalora. Trong khi đó những mô hình thương mại nhỏ gọn như arousell, Shopee, và Honestbee đang thịnh hành.

    Alibaba có thể là mảnh ghép còn thiếu trong thương mại điện tử Đông Nam Á.

    Lazada cũng đã được đầu tư vào các dịch vụ vận chuyển và kho vận, nhưng lại cạn sạch tiền.

    Người khổng lồ thương mại điện tử Alibaba mua cổ phần kiểm soát tại Lazada, cứu Lazada khỏi “cái chết” trong gang tấc.

    Bởi gia nhập cuộc chơi trong khu vực khá muộn gã khổng lồ thương mại điện tử đến từ Trung Quốc có thể gặt hái hầu hết các lợi ích từ những con sóng đầu tư trước đó vào Đông Nam Á.

    Alibaba có thể tận dụng cơ sở hạ tầng thương mại điện tử hiện có, xây dựng mới những phần còn thiếu, và cung cấp cho ngành công nghiệp này một cú “hích” để tiến vào giai đoạn phát triển bền vững.

    Đây là mảnh ghép còn thiếu trong bức tranh thương mại điện tử Đông Nam Á. Với chuyên môn của mình trong lĩnh vực logistics, thanh toán, thị trường, cũng như nguồn vốn khổng lồ, Alibaba chắc chắn sẽ giúp cho môi trường kinh doanh thương mại điện tử ở Đông Nam Á phát triển hơn nữa.

    Theo trí thức trẻ/cafebiz

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ