AMD lý giải vì sao định luật Moore "sắp chết"
Khi mà toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn trong gần 5 thập kỷ mới đây đều tuân theo định luật Moore, thì trong thời gian gần đây, trong làng công nghệ thế giới bắt đầu nảy sinh những tranh luận trái chiều.
Theo chuyên gia như nhà vật lý lí thuyết Michio Kaku, phải khoảng 10 năm nữa kích thước của các bóng bán dẫn mới đạt đến mức mà các định luật về nhiệt động học và lượng tử có thể gây ảnh hưởng đến định luật Moore. Nhưng cái kết của định luật Moore sẽ là một cái kết từ từ chứ không đột ngột, và theo như Gustafson thì ta có thể quan sát thấy những dấu hiệu đầu tiên của cái kết này ngay từ bây giờ. Cụm từ “Định luật Moore” (Moore’s Law) được đề cập lần đầu bởi giáo sư Carver Mead tại đại học Caltech, và Gustafson lại vốn là một học trò của giáo sư Mead. Vì vậy những phát biểu của anh được chú ý không chỉ bởi cương vị tại AMD, mà còn vì những hiểu biết đối với định luật nổi tiếng này.
“Chúng ta đều có thể thấy rằng định luật Moore đang chậm lại”. Gustafson phát biểu. “Những ai chú ý theo dõi sự chuyển biến từ kiến trúc 28nm sang 20nm đều có thể nhận thấy rằng quá trình này tốn khá nhiều thời gian hơn so với những gì được dự đoán trong định luật. Nói cách khác, ta đã có thể cảm nhận được điểm bắt đầu của sự kết thúc, bởi những thông số này cho biết kích thước nhỏ nhất của các bóng bán dẫn trên một vi xử lý". Gustafson có nhiều lý luận hơn để giải thích quan điểm của mình.
Không chỉ là vấn đề công nghệ
Gustafson bình luận, định luật Moore không chỉ phản ánh vấn đề nhồi nhét thêm bóng bán dẫn vào trong vi xử lý, mà còn liên quan đến vấn đề lợi ích kinh tế khi làm vậy. “Phát biểu nguyên gốc của Gordon Moore là về việc số lượng transitor có thể được sản xuất với lợi ích kinh tế cao hơn sẽ tăng gấp đôi sau mỗi hai năm”. Gustafson cho biết “Cách diễn đạt được giới công nghệ làm thay đổi theo rất nhiều cách khác nhau, nhưng ý tưởng khởi nguồn thực ra là như vậy”.
“Chúng tôi [AMD] muốn nhìn nhận vấn đề lợi ích kinh tế”. Gustafson cho biết “ Bởi vì nếu vi xử lý sử dụng quá ít transistor, giá thành của con chip sẽ quá cao nhưng ngược lại nếu quá nhiều transistor được đưa vào trong đó, chi phí cho từng transistor sẽ lại tăng”.
Sức mạnh tính toán của các vi xử lý hiện đại ngày nay đã vượt khá xa so với khả năng cảm nhận của người dùng cuối, trừ những gamer hardcore khó tính nhất. Còn vi xử lý trên các sản phẩm hậu PC như tablet lại tập trung vào chất lượng bán dẫn hơn là số lượng. Ngay cả trên mặt trận máy chủ, server chuyên nghiệp, AMD cho biết tầm nhìn về các giải pháp như transistor phân tử hay máy tính lượng tử không còn quá xa nữa. Định luật Moore đã phục vụ thế giới công nghệ suốt các thập kỷ vừa qua, và giờ đây nếu “cái chết của Moore “ có xảy ra thật, đó cũng chỉ là điều tất yếu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android