Dòng sản phẩm A-Series mới hứa hẹn sẽ nâng tầm đồ hoạ tích hợp (IGP) nên một đẳng cấp mới, nhưng chỉ tiêu thụ một lượng điện rất thấp.
Sau sự kiện
Financial Analyst Day (FAD) 2012, có vẻ định hướng tương lai của nhà sản xuất chip x86 lớn thứ hai thế giới sẽ dồn vào PC tầm trung và tablet, hơn là các hệ thống đắt tiền. Theo đó, AMD sẽ chăm chút hơn dòng sản phẩm APU (CPU kèm IGP) của mình, trong khi các model CPU "thuần" cao cấp sẽ ít được quan tâm. Điều này khiến cho nhiều fan của AMD lẫn Intel cảm thấy thất vọng vì giờ đây chỉ còn mỗi Intel tung hoành ở mảng PC cao cấp, làm cho giá thành các model Core i7 luôn ở mức cao và ít người có thể mua được chúng.
Mẫu chip Trinity APU 17W của AMD tại CES 2012.
Song quyết định của tân CEO bên AMD không phải không có lợi: người dùng PC tầm trung (chiếm số đông) sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn: nguồn cung dồi dào hơn, hiệu năng nhìn chung cao hơn và giá thành cạnh tranh hơn. Thực tế hôm nay, một CPU phổ thông như Core i3 hay Phenom II X4 đã đáp ứng phần lớn nhu cầu của một người bình thường. Các model Core i7 hoặc FX chỉ cần thiết với người dùng cao cấp (workstation).
Theo một số
nguồn tin công nghiệp, vào trung tuần tháng 5 này, AMD sẽ tung ra dòng sản phẩm APU 32nm mới có tên mã Trinity, nhưng sẽ ưu tiên cho laptop. Trinity sẽ thay thế Llano, mẫu APU 32nm trong 2011 của hãng này. Theo AMD, hiệu năng CPU (
x86) của Trinity sẽ tăng gần 30% so với Llano, còn hiệu năng đồ hoạ tăng hơn 50%. Trinity sẽ được tối ưu cho Windows 8 và có khả năng tiết kiệm pin tới 12h liên tục ở chế độ nghỉ (chạy Windows nhưng không xử lý tác vụ nào).
Lời "hứa hẹn" của AMD về Trinity.
Được biết Trinity sử dụng nhân x86 Piledriver (là bản cải tiến của Bulldozer) và nhân đồ hoạ DirectX (DX) 11 VLIW4. Trong khi đó Llano dùng nhân x86 Husky (phiên bản không có L3 Cache của K10.5) và IGP DX 11 VLIW5 (bản cũ của VLIW4). Nhưng hiệu năng kém cỏi của các chip FX (dựa trên Bulldozer) thậm chí kém cả các model Phenom II (dựa trên K10.5) khiến người ta hoài nghi liệu Trinity có hơn được Llano hay không.
Tuy vậy theo một vài benchmark rò rỉ trên net, Trinity quả thực khá hơn Llano, không chỉ về GPU mà CPU cũng không tệ. Cụ thể là ở điểm số PI (một test hiệu năng đơn luồng), con chip Llano (A8-3850) tính toán mất 26,093s còn chip Trinity (A10-5800K) mất 23,775s. Còn điểm số 3DMark CPU của Llano là 3814, của Trinity là 4304. Điểm số 3DMark chung (chủ yếu do đồ hoạ) của Llano là 6223, của Trinity là 9396. Nếu kết quả này là sự thật, Trinity rõ ràng rất đáng lưu tâm, nhất là với laptop, đặc biệt với Ultrabook / Ultrathin.
Kết quả của Llano ở trên và Trinity ở dưới. Tại triển lãm CES 2012 hồi đầu năm nay, giới đam mê công nghệ đã phải sửng sốt trước demo của AMD về năng lực của Trinity. Đoạn phóng sự do HotHardware ghi lại cho chúng ta thấy điều đó (bạn lưu ý rằng con chip Trinity dùng cho laptop và xử lý cùng lúc 3 tác vụ: chơi game DX 11, chuyển đổi định dạng video và chơi video):
Còn tại FAD 2012, người ta có dịp thấy một
mẫu prototype thiết kế Ultrathin (tương tự Ultrabook của Intel nhưng AMD dùng tên gọi khác để tránh kiện cáo thương hiệu) do Compal làm cho AMD. Trông cũng rất ấn tượng!
Mẫu prototype Ultrathin của AMD. Hy vọng rằng những gì chúng ta biết trong hôm nay về Trinity sẽ thành hiện thực. Vì dù sao, sự cạnh tranh (giữa AMD và Intel) luôn có lợi cho người tiêu dùng...
Tổng hợp