Ấn Độ áp dụng chiến thuật kiểm soát dịch bệnh cứng rắn bậc nhất thế giới như thế nào?

    Dink,  

    Dịch Covid-19 lan rộng, và mỗi quốc gia lại có cách ứng phó của riêng họ. Dù cách thức hà khắc ra sao, mục tiêu cao nhất vẫn là hạn chế lây nhiễm chéo, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

    Ấn Độ áp dụng chiến thuật kiểm soát dịch bệnh cứng rắn bậc nhất thế giới như thế nào? - Ảnh 1.

    Nhiều ngày qua, những hình ảnh đáng kinh ngạc về đất nước Ấn Độ lan trên mạng Internet: những cách thức khắc nghiệt như đòn roi để ép người dân ở trong nhà, những dòng người hồi hương dài như bất tận trong tình cảnh mọi các dịch vụ hỗ trợ việc đi lại (xe buýt, tàu hỏa, các chuyến bay nội địa) đều đã đóng cửa. Đây là những hệ quả của nỗ lực kiềm chế sự lây lan của dịch Covid-19 trên đất nước Nam Á, khởi đầu tại thời điểm “giờ giới nghiêm dân cư” được ban bố hôm 22 tháng Ba vừa rồi.

    Chỉ còn những dịch vụ thiết yếu hoạt động, tất cả các hoạt động quảng cáo, công nghiệp, tôn giáo và văn hóa đều phải dừng lại. Chính quyền khuyến khích người dân ở trong nhà. Nhiều người lao động mất việc, không còn tiền để mua thực phẩm hay duy trì tiền thuê nhà, đã phải đi bộ về quê. Khung cảnh hỗn loạn diễn ra trên diện rộng.

    Đây là lệnh giới nghiêm nghiêm khắc bậc nhất thế giới, ảnh hưởng tới nhiều tầng lớp người nhất. Đất nước Ấn Độ không muốn liều lĩnh dựa vào ý thức của nhiều bộ phận người dân, nên quyết liệt ra tay phòng dịch. Tính tới thời điểm bài viết này được đăng tải, số ca nhiễm tại Ấn Độ là 1590, trong đó số ca hồi phục là 148, số ca tử vong là 45 người.

    Ấn Độ áp dụng chiến thuật kiểm soát dịch bệnh cứng rắn bậc nhất thế giới như thế nào? - Ảnh 2.

    So với Ấn Độ, cách thức nơi khởi nguồn dịch bệnh hạn chế lây nhiễm chéo ra sao?

    Ý tưởng về việc đóng cửa thành phố tới từ Trung Quốc, nơi đầu tiên hứng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tính từ tuần cuối tháng Một, Trung Quốc đóng cửa Vũ Hán - tâm dịch của thế giới và dần dần đóng cửa nhiều phần đất nước. Tổ chức Y tế Thế giới gọi nỗ lực hạn chế dịch của Trung Quốc là “đầy tham vọng, nhanh nhạy và năng nổ nhất lịch sử”.

    Ấn Độ áp dụng chiến thuật kiểm soát dịch bệnh cứng rắn bậc nhất thế giới như thế nào? - Ảnh 3.

    Dù vậy, quy mô cách ly của Trung Quốc vẫn chưa là gì so với những điều Ấn Độ đang làm. Theo The New York Times ước tính, Trung Quốc thực hiện “chiến dịch quản lý xã hội lớn nhất trong lịch sử” bằng nỗ lực cách ly 760 triệu người, hơn nửa dân số nước họ. Trong khi đó, Ấn Độ nhắm tới mục tiêu cao hơn, ba tuần cách ly 1,3 tỷ người dân, gần gấp đôi số người phải ở yên trong nhà tại Trung Quốc trong những tháng cách ly căng thẳng.

    Việc đóng cửa các thành phố lớn tại Ấn Độ hà khắc hơn ở Trung Quốc, chính quyền Ấn Độ áp một chính sách duy nhất lên toàn bộ quốc gia, trong khi Trung Quốc chia thành nhiều cấp độ đóng cửa ranh giới và biên giới khác nhau. Dễ nhận thấy nhất là việc vẫn có phương tiện công cộng Trung Quốc hoạt động trong giai đoạn nóng của dịch Covid-19, như xe buýt và taxi công nghệ, thậm chí các chuyến tàu và chuyến bay chỉ bị hạn chế ở một số tỉnh thành, không phải cấm di chuyển trên phạm vi cả nước.

    Cách kiểm soát ổ dịch lớn ở Ý

    Có một nước khác có số ca mắc Covid-19 rất cao khác là Ý. Đất nước Châu Âu này cũng học theo Trung Quốc, tiến hành đóng cửa nhiều thành phố lớn, chỉ có điều không hà khắc như Ấn Độ. Chính phủ Ý chia việc đóng cửa thành phố ra nhiều giai đoạn; cho tới ngày 3 tháng Chín vừa rồi, họ mới ban bố lệch phong tỏa toàn quốc.

    Tại Ý, các phương tiện công cộng vẫn hoạt động, người dân vẫn có thể ra đường nếu có giấy tờ chứng nhận hợp lệ. Ý vẫn không tiến hành các biện pháp an ninh mạnh tay như Ấn Độ, cho dù “đất nước hình chiếc ủng” chứng kiến số ca nhiễm và ca tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục. 

    Ấn Độ áp dụng chiến thuật kiểm soát dịch bệnh cứng rắn bậc nhất thế giới như thế nào? - Ảnh 4.

    Giấy tờ "xin ra đường" của người Ý.

    Tình hình kiểm soát dịch tại các quốc gia Nam Á khác ngoài Ấn Độ

    Có chuyên gia cho rằng Ấn Độ làm vậy vì hệ thống chăm sóc sức khỏe người dân tại Ấn Độ không hùng mạnh như Ý và Trung Quốc, nhưng nhận xét này không đúng khi ta có thể so sánh hành động của Ấn Độ với nước láng giềng Bangladesh. Trình độ y tế của hai nước không khác nhau nhiều, nhưng tình hình kiểm soát dịch tại Bangladesh không nghiêm ngặt như Ấn Độ, điểm khác biệt có thể nằm tại mật độ dân của hai nước.

    Ấn Độ áp dụng chiến thuật kiểm soát dịch bệnh cứng rắn bậc nhất thế giới như thế nào? - Ảnh 5.

    Một điểm khác biệt nữa trong cách đối phó của Bangladesh, là chính phủ chỉ định một khoảng thời gian người dân nên di chuyển về quê trước khi chính thức đóng các tuyến đường chính. Chính phủ của Bangladesh từ chối sử dụng những từ mạnh như “đóng cửa thành phố” hay “phong tỏa”, họ sợ dân chúng sẽ hoảng loạn. Chính quyền Bangladesh gọi đây là “kỳ nghỉ”, rồi tiếp theo đó tuyên bố giờ giới nghiêm.

    Chính phủ Sri Lanka cố gắng tránh tình trạng dòng người di cư hỗn loạn như Ấn Độ, đã mở ra những chuyến xe buýt và tàu đặc biệt để đưa người hồi hương. Họ làm được điều này cũng một phần nhờ dân số đất nước không quá đông.

    Hiện trạng đất nước Việt Nam chúng ta

    Tính tới thời điểm hiện tại, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai nơi chứng kiến số ca bệnh nhiều nhất Việt Nam với số ca lần lượt là 89 và 49 ca. Bắt đầu từ 0h ngày 1/4/2020, Thủ tướng ra chỉ đạo “cách ly xã hội”, khuyến khích người dân ở nhà, các nhà xưởng vẫn hoạt động cần thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động.

    Ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định đây không phải lệnh phong tỏa thành phố, chỉ là khuyến cáo của Chính phủ. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng “sẽ có các biện pháp nghiêm ngặt hơn" nếu tình hình dịch có chuyển biến xấu.

    Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng đã “cơ bản dừng”, nhằm hạn chế việc di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác. Những người nhập cảnh vào Việt Nam từ 8/3 mà chưa được cách ly đều được lên danh sách theo dõi, sẽ có những biện pháp cách ly phù hợp khi cần. Hiện chính phủ đã có các kịch bản diễn biến dịch và các khả năng ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp.

    Ấn Độ áp dụng chiến thuật kiểm soát dịch bệnh cứng rắn bậc nhất thế giới như thế nào? - Ảnh 6.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

    Thủ đô Hà Nội đã và đang dựng thêm những trạm xét nghiệm nhanh, cố gắng đảm bảo việc xét nghiệm “nhanh và nhiều” nhưng không tập trung đông người, tránh lây nhiễm chéo. Trong thời gian tới, sẽ có thêm những trạm xét nghiệm nữa xuất hiện tại các khu vực đông dân cư.

        
             Ấn Độ áp dụng chiến thuật kiểm soát dịch bệnh cứng rắn bậc nhất thế giới như thế nào? - Ảnh 7.    
        
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ