Ấn Độ xua đuổi và tiêu diệt hàng trăm triệu con châu chấu bằng "đòn chí mạng" vào điểm yếu không ngờ
Giữa lúc đại dịch COVID-19 đang hoành hành, Ấn Độ còn phải đương đầu với dịch châu chấu tồi tệ nhất gần 30 năm qua.
- Cuộc sống ở một trong những khu ổ chuột lớn nhất Châu Á trong những ngày áp đặt lệnh phong tỏa toàn Ấn Độ giữa dịch Covid-19
- Cách ly dịch Covid-19 khiến không khí trong lành hơn, người dân Ấn Độ tận mắt thấy lại được dãy Himalayas sau 30 năm
- Ấn Độ áp dụng chiến thuật kiểm soát dịch bệnh cứng rắn bậc nhất thế giới như thế nào?
Các đàn châu chấu sa mạc - hàng trăm triệu con kéo dài tới hơn 7km - đã bay từ Pakistan qua bang Rajasthan của Ấn Độ vào đầu tháng 5. Những đàn côn trùng khổng lồ này đã hoành hành ở khắp 5 bang của Ấn Độ để tìm kiếm thức ăn và tàn phá mùa màng, gây ra tổn thất vô cùng nghiêm trọng.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), châu chấu sa mạc là loài châu chấu nguy hiểm nhất bởi vì tốc độ nhanh và khả năng sinh sản nhanh chóng. Châu chấu trưởng thành có thể bay tới 150km và ăn một lượng rau xanh hoặc lương thực nặng bằng trọng lượng cơ thể nó trong 1 ngày.
Một đàn châu chấu có thể phủ kín 1 tới vài trăm km2 - với mỗi km2 chứa tới 80 triệu con châu chấu.
FAO cho biết hoạt động di chuyển của châu chấu cũng liên quan tới những cơn gió mạnh xuất phát từ trận lốc xoáy Amphan ở vịnh Bengal - khiến ít nhất 90 người thiệt mạng và gây ra thiệt hại kinh tế hơn 13,2 tỉ USD.
Ảnh: AFP
Theo Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, từ Rajasthan, đàn châu chấu tiến vào khu vực Uttar Pradesh - giáp với thủ đô New Delhi - ở phía bắc, tiến vào Madhya Pradesh ở trung tâm Ấn Độ, Maharashtra và Gujarat ở phía tây.
Các bang khác cũng đã được cảnh báo về dịch châu chấu. Bang Jharkhand ở miền đông Ấn Độ đã đưa ra cảnh báo toàn bang để những người nông dân chuẩn bị tinh thần đối phó với nạn dịch này.
"Đốt lửa, đốt pháo, đập các miếng kim loại hoặc thiếc, hoặc đánh trống cũng có thể đuổi châu chấu đi bởi chúng không thể chịu được tiếng ồn," thông báo viết.
Chính quyền New Delhi cũng ra cảnh báo để người dân chuẩn bị trong trường hợp châu chấu tấn công thủ đô Ấn Độ.
Kiểm soát bầy châu chấu
Các bang bị ảnh hưởng nặng nề ở Ấn Độ đã thực hiện các biện pháp kiểm soát châu chấu, bao gồm xua đuổi bằng drone, máy kéo và xe cứu hỏa.
Rajasthan, khu vực đầu tiên bị ảnh hưởng bởi châu chấu, đã thực hiện các chiến dịch diệt châu chấu hàng ngày từ ngày 22/5 tới nay.
"Đàn châu chấu phủ kín một khu vực dài 7km và rộng 1,5 km. Chúng tôi bắt đầu chiến dịch vào khoảng 1 giờ sáng," ông B R Karwa, phó giám đốc Sở Nông nghiệp Rajasthan, nói.
Các quan chức bang cho biết đã sử dụng 100 xe kéo và 20 xe cứu hỏa trên khắp 11 quận để phun nước và thuốc trừ sâu. Các drone do chính phủ cung cấp cũng được sử dụng để xịt thuốc trừ sâu ở 2 quận ở Rajasthan. Ông Karwa cho biết khoảng 70% số châu chấu đã bị tiêu diệt.
Tuy nhiên, các đàn côn trùng này vẫn có thể quay trở lại vào tháng tới.
"Các đợt châu chấu tiếp theo có thể kéo dài tới tháng 7," FAO dự báo.
Mặc dù các đợt tàn phá do châu chấu gây ra ảnh hưởng lớn tới an ninh lương thực quốc gia, Ấn Độ tới nay dường như đã thoát khỏi viễn cảnh tồi tệ nhất bởi vì nông dân vẫn chưa bắt đầu gieo hạt giống mùa năm nay.
"Châu chấu đổ bộ xuống các vùng đất trống. Vụ mùa đông đã được thu hoạch, trời chưa mưa nên chúng tôi chưa trồng vụ mới. Những người đã trồng thực phẩm cho gia súc hoặc rau củ đã đuổi các đàn châu chấu đi. Do đó lần này thiệt hại không quá lớn," một người cho hay.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?