Ấn Độ đã yêu cầu WhatsApp hủy kế hoạch thay đổi chính sách quyền riêng tư, mang tới vấn đề mới cho dịch vụ của Facebook tại thị trường lớn nhất.
Trong email gửi Giám đốc WhatsApp Will Cathcart, Bộ Công nghệ thông tin (CNTT) Ấn Độ khẳng định bản cập nhật chính sách chia sẻ dữ liệu sắp tới làm dấy lên “quan ngại nghiêm trọng về tác động của nó tới lựa chọn và quyền tự chủ của công dân Ấn Độ. Do đó, chúng tôi kêu gọi các bạn rút những thay đổi được đề xuất”.
Bộ CNTT còn yêu cầu WhatsApp làm rõ thỏa thuận chia sẻ dữ liệu với Facebook và các công ty khác, cũng như tại sao người dùng châu Âu được miễn trừ chính sách quyền riêng tư mới còn người dùng Ấn Độ không có lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận.
WhatsApp mua quảng cáo báo giấy để "thanh minh" chính sách mới. Ảnh: B&T Magazine
Bộ cho rằng đối xử phân biệt như vậy là phương hại tới lợi ích của người dùng Ấn Độ và chính phủ nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm trọng. Chính phủ Ấn Độ có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của công dân không bị tổn hại và do đó yêu cầu WhatsApp phản hồi lại các vấn đề nêu ra trong thư.
Đầu tháng này, thông qua cảnh báo trong ứng dụng, WhatsApp yêu cầu người dùng đồng ý điều khoản sử dụng mới, cho phép ứng dụng chia sẻ một số dữ liệu cá nhân của họ như số điện thoại, địa chỉ với Facebook. Ban đầu, WhatsApp đặt ra hạn chót 8/2 để tuân thủ chính sách mới nếu muốn tiếp tục dùng dịch vụ.
“Cách tiếp cận “tất cả hoặc không gì hết” đã tước đi mọi lựa chọn ý nghĩa khỏi người dùng Ấn Độ. Nó lợi dụng tầm quan trọng về mặt xã hội của WhatsApp để buộc người dùng phải thỏa thuận, có thể vi phạm lợi ích của họ liên quan tới an toàn thông tin và quyền riêng tư”, email của Bộ viết.
Thông báo của WhatsApp gây ra nhiều bối rối và cả giận dữ, khó chịu với người dùng. Một số chọn tìm tới dịch vụ khác như Telegram và Signal.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 19/1, người phát ngôn WhatsApp nhấn mạnh bản cập nhật không mở rộng khả năng chia sẻ dữ liệu với Facebook. Mục tiêu của họ là mang tới sự minh bạch và lựa chọn mới để tương tác với doanh nghiệp, để họ phục vụ khách hàng và phát triển. WhatsApp luôn bảo vệ tin nhắn riêng tư bằng mã hóa đầu cuối nên WhatsApp hay Facebook không thể xem được chúng.
Facebook mua lại WhatsApp năm 2014 với giá 19 tỷ USD. Từ năm 2016, ứng dụng bắt đầu chia sẻ một vài thông tin về người dùng với công ty mẹ nhưng người dùng được phép thoát khỏi tùy chọn này. Đáp lại làn sóng phản đối tuần trước, WhatsApp cho biết sẽ lùi thi hành chính sách mới sang 15/5.
Ngoài ra, WhatsApp còn mua quảng cáo trên vài tờ báo tại Ấn Độ để giải thích về thay đổi và giải thích các tin đồn.
New Delhi cũng bày tỏ sự thất vọng với thời điểm công bố bản cập nhật của WhatsApp. Bộ cho biết đang xem lại Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, giám sát cách chia sẻ dữ liệu người dùng với thế giới.
Hôm 19/1, Bộ trưởng Luật và CNTT Ấn Độ Ravi Shankar Prasad đưa ra lời khuyên cho Facebook. “WhatsApp, Facebook hay bất kỳ nền tảng điện tử nào khác, các bạn tự do kinh doanh tại Ấn Độ song phải thực hiện theo cách không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người Ấn Độ”.
Theo TechCrunch
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời