Andrias davidianus: Loài kỳ nhông khổng lồ, có kích thước bằng một người phụ nữ trưởng thành
Kỳ nhông khổng lồ thực sự là một 'hóa thạch sống' khổng lồ và chắc chắn, nó không hề giống với những loài kỳ thông bình thường được nuôi làm cảnh.
- Muốn thay thế xe xăng, ô tô điện trước hết phải lấy lòng người có thu nhập thấp
- Sinh vật kỳ lạ này sở hữu 720 giới tính, không có não nhưng vô cùng thông minh
- Tại sao lại có những người da đen sở hữu mái tóc vàng tự nhiên?
- Bức tượng Nhân sư thứ hai đang nằm ở đâu?
- Vì sao chim hoàng yến thường được mang vào bên trong các mỏ than?
Kỳ nhông khổng lồ Andrias davidianus là một trong những loài kỳ giông lớn nhất và độc đáo nhất trên thế giới. Loài lưỡng cư này nguồn gốc từ miền Trung và miền Đông Trung Quốc, loài này có thể dài tới 1,8 mét và nặng gần 60 kg. Điều này khiến nó trở thành loài lưỡng cư lớn nhất còn tồn tại trên hành tinh.
Trong lịch sử, kỳ nhông khổng lồ luôn được cho là một loài duy nhất, nhưng nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã phân biệt được chúng thành 3 loài riêng biệt từ miền Nam, miền Trung và miền Đông Trung Quốc.
Một trong những loài mới được đặt tên, Andrias sligoi, hay kỳ nhông khổng lồ Nam Trung Quốc, được cho là loài lớn nhất trong ba loài, đạt chiều dài gần 2 mét.
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc, không giống như nhiều loài lưỡng cư khác, chúng có tuổi thọ cao, một số còn có thể sống lâu hơn người bình thường.
Chúng có thể sống tới 30 năm trong tự nhiên và thậm chí tới 60 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Tuổi thọ của kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc hoang dã và nuôi nhốt khác nhau đến từ thức ăn và điều kiện sống của chúng. Trong khi kỳ nhông hoang dã tự bảo vệ mình, nơi chúng có thể bị ốm và chết, đồng thời đối mặt với nhiều mối đe dọa hơn, thì kỳ nhông nuôi nhốt được hưởng lợi từ việc chăm sóc y tế và bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi.
Trong tự nhiên, những loài lưỡng cư khổng lồ này có thể được tìm thấy ở nhiều môi trường sống khác nhau, bao gồm sông, hồ và hang động. Chúng cũng được biết là sống ở các con sông ngầm. Ở một số vùng của Trung Quốc, chỉ có quần thể dưới lòng đất vẫn tồn tại vì quần thể trên mặt đất ở sông và hồ đã bị đánh bắt quá mức để lấy trứng.
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc là một loài cực kỳ nguy cấp và được coi là một trong những loài lưỡng cư bị đe dọa nhất thế giới. Điều này là do mất và suy thoái môi trường sống, cũng như khai thác quá mức để làm thuốc và thực phẩm. Trong những năm gần đây, quần thể trong tự nhiên đã bị suy giảm nghiêm trọng và loài này hiện được ước tính có sối lượng ở mức rất thấp bên ngoài tự nhiên.
Mặt khác, có khoảng 2,6 triệu con kỳ nhông khổng lồ đang được nuôi trong các trang trại ở Thiểm Tây, Trung Quốc, vượt xa toàn bộ quần thể hoang dã ước tính dưới 50.000 cá thể. Ở thời điểm hiện tại, các trang trại nuôi kỳ nhông khổng lồ đang phải "vật lộn" để tạo ra những con lai của loài này để phục vụ nhu cầu của thị trường.
Mặc dù là động vật lưỡng cư sống hoàn toàn dưới nước, nhưng kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc vẫn có một lá phổi, được sử dụng chủ yếu để duy trì khả năng nổi trong nước.
Tuy nhiên, lá phổi này cũng có thể được sử dụng để thở ở trên cạn vì loài này đã được quan sát thấy là nổi lên mặt nước để hít không khí. Điều này khiến loài vật này trở thành một trong số ít loài kỳ nhông có thể thở bằng cả da và phổi, cho phép chúng phát triển mạnh trong cả môi trường dưới nước và trên cạn.
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc có đôi mắt nhỏ đến mức gần như vô hình trên đầu, và thị lực của chúng cũng rất kém. Tuy nhiên, để bù đắp cho thị lực kém, chúng lại sở hữu những đường viền ở hai bên cơ thể, giúp chúng có thể định vị cá trong nước.
Ngoài ra, kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc được coi là "hóa thạch sống" và hầu như không thay đổi hình dạng trong hàng triệu năm, khiến nó trở thành loài quan trọng để tìm hiểu quá trình tiến hóa của động vật lưỡng cư.
Tại Trung Quốc, chính phủ đã thành lập các khu bảo tồn và cấm thu hoạch và buôn bán các cá thể hoang dã. Ngoài ra, các chương trình nhân giống và thả phóng sinh đã được bắt đầu để giúp tăng dân số loài này trong tự nhiên.
Nguồn: Animalia; Unbelievable; ZME
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"