Android vẫn là nền tảng di động lớn nhất nhưng vẫn còn đó những vấn đề tồn đọng

    Billvn,  

    Một phần ba người dùng Android vẫn đang sử dụng các phiên bản được phát triển từ năm 2012 trở về trước.

    AThị trường điện thoại thông minh từ chỗ chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong số các mặt hàng điện tử tiêu dùng đã phát triển thành một ngành công nghiệp khổng lồ với mức doanh thu khủng mỗi năm. Trong bức tranh tổng thể đó, Android vẫn là nền tảng di động lớn nhất thế giới. Theo thống kê của BI Intelligence thì có khoảng 1,4 tỷ người dùng Android hoạt động thường xuyên mỗi tháng từ những thiết bị như smartphone, tablet. Để đạt được điều này, các nhà sản xuất Android đã mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn ở các phân khúc khác nhau.

    Mặc cho những thành công trong quá khứ và hiện tại, tương lai của Android không có gì là chắc chắn. Là một nền tảng mã nguồn mở nên Android có rất nhiều biến thể, do đó trình trạng phân mảnh của hệ sinh thái này là khó tránh khỏi. Điều này sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn trong việc phát triển các ứng dụng mới và xây dựng các giải pháp an ninh tổng thể cho Android.

    Khi thị trường điện thoại thông minh chuyển từ những nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc sang các thị trường mới nổi như Ấn Độ và Brazil, Google đã cố gắng duy trì sự kiểm soát với nền tảng Android bằng một dự án riêng của mình gọi là Android One. Trong khi đó, các nhà sản xuất của bên thứ 3 cũng sẽ thúc đẩy các biến thể Android của mình để tấn công các thị trường giàu tiềm năng này.

    Theo báo cáo mới nhất của BI Intelligence thì nền tảng Android đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn nhất của mình tại những thị trường trọng điểm. Bản báo cáo này cũng tìm hiểu về sự phân mảnh của Android, những hạn chế trong sự phát triển các phân khúc của Android như Android Wear và Android Pay…

    Dưới đây là những nội dung chính của bản báo cáo:

    - Android là nền tảng di động rộng lớn nhất trên thế giới. Ước tính trong Q2/2015, khoảng 83% điện thoại thông minh bán ra trên phạm vi toàn cầu (282,5 triệu thiết bị) chạy các phiên bản khác nhau của Android. Trong khi đó, chỉ có 47,3 triệu điện thoại thông minh chạy iOS được bán ra trong cùng thời gian.

    - Phân mảnh là thách thức lớn nhất của nền tảng Android. Một phần ba người dùng Android vẫn đang sử dụng các phiên bản được phát triển từ năm 2012 trở về trước. Điều này gây khó khăn cho các nhà phát triển khi viết ứng dụng, phát hành các bản cập nhật cho chúng, cũng như đưa ra các giải pháp bảo mật chung cho nền tảng Android.

    - Phân mảnh cũng là cơ hội lớn nhất của Android. Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn lúc nào hết với sự sinh sôi nhanh chóng của các nhà sản xuất Android. Tính đến tháng 8 năm 2015, đã có hơn 24.000 thiết bị Android khác nhau từ gần 1.300 thương hiệu được tung ra thị trường.

    - Số lượng ứng dụng trên Google Play luôn vượt xa so với các nền tảng đối thủ, điển hình như App Store của iOS.

    - Mặc dù có cơ sở người dùng lớn hơn nhưng doanh thu của nền tảng Android lại kém hơn rất nhiều so với iOS.

    - Các thị trường mới nổi là chìa khóa tương lai của Android. Google muốn giành chiến thắng trong hệ sinh thái do chính mình tạo ra nhưng họ cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất thiết bị cầm tay, nhà mạng đối tác và cả từ đối thủ truyền thống Apple.

    Tham khảo: businessinsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày