Anh chàng này đã tự làm bản đồ thế giới 3D trên tường "chất như nước cất" như thế nào?
Dường như cả thế giới đã được thu nhỏ lại và nằm gọn gàng, đẹp đẽ trên bức tường garage để xe của anh Sergey.
Đã bao giờ bạn nhìn vào bức tường nhà mình và tự hỏi: Sao trống trải thế nhỉ? Mình có thể làm gì để nó trở nên thật bắt mắt nhưng lại không quá tốn kém đây?
Những ô vuông ngang dọc như bàn cờ để định vị
Anh chàng người Nga Sergey Matveev cũng có băn khoăn như vậy và quyết định bắt tay vào làm một tấm bản đồ Trái đất 3D để trang trí cho …nhà để xe của mình thêm sinh động. Ban đầu, anh vẽ những hình ô vuông ngang dọc như bàn cờ lên tường để làm mốc sao chép tấm bản đồ giấy lên đó. Sau đó anh chợt nhận ra rằng có thể sử dụng máy chiếu để chiếu hình lên tường, và quả thật cách này khiến việc vẽ hình trở nên nhanh hơn, dễ dàng hơn và cũng chính xác hơn rất nhiều so với việc nhìn và ước lượng.
Tác giả cho biết, vì New Zealand bị nhô ra ở góc dưới bên phải bức tường nên anh đã phải dịch chuyển bản đồ sang bên trái một chút, và cũng do New Zealand mà vùng Aleut và Chukotka đã bị đẩy ra xa Alaska hơn thực tế. Tất nhiên chúng ta cũng hiểu rằng tấm bản đồ được sinh ra không phải dùng cho mục đích tra cứu nên sai sót đôi chút về địa lý có lẽ là điều chấp nhận được.
Một mảnh nhỏ của Yamal và Taimyr bị rơi vào chỗ có tấm sắt chữ U nên lồi ra khỏi bức tường tới 1,5 cm. Vậy là phải kéo toàn bộ phần đại lục Âu-Á còn lại xuống ngang mức Yamal và Taimyr.
Vật liệu và công cụ chính được Sergey sử dụng là bả cao su (latex) và dao bay (dùng trong hội hoạ). Anh dùng dao bay để trét bả cao su lên tường thành các lớp mỏng theo những đường vẽ phác và phải chờ cho lớp này khô hoàn toàn (khoảng 1.5 giờ) thì mới tiếp tục trét lớp tiếp theo lên lớp trước.
Từng lớp từng lớp bả cao su được đắp lên bức tường thành hình các châu lục, và anh Sergey đã phải cố gắng rất nhiều để giữ được tỷ lệ độ cao của các ngọn núi – nhất là dãy núi Ural - ranh giới tự nhiên phân chia châu Á và châu Âu, trải dài 2.500 km từ thảo nguyên Kazak, chạy dọc theo biên giới phía bắc của Kazakhstan đến vùng bờ biển Bắc Băng Dương.
Đến ngày thứ 3 thì các con sông, hồ và biển cũng được thành hình. Anh sử dụng máy khắc cầm tay của Dremel và nhiều loại đầu khoan khác nhau để tạo hình cho các dòng sông, núi non và đồng bằng, mài bằng những đường ven biển của các lục địa. Công đoạn này sinh ra rất nhiều bụi.
Bước kế tiếp là dùng sơn acrylic trên nền nước để mang màu sắc tới cho thế giới này và khiến nó trở nên sống động hơn. Những lớp sơn đầu tiên có tông màu tối hơn so với kết quả cuối cùng bởi sơn bị bả cao su hấp thụ và sẽ cho màu sáng dần.
Tuyết và cát được tô cùng một màu - màu trắng.
Sau khi kết quả thu được đã có chút thành tựu thì trái đất này sẽ được phủ một lớp sơn acrylic mờ lên toàn bộ bề mặt. Một chai sơn xịt Kudo là đủ.
Anh Sergey giải thích rằng việc sơn bề mặt ngoài việc bảo vệ lớp sơn màu thì còn có tác dụng giúp cho việc viết chữ lên bản đồ được dễ dàng hơn.
Trái đất vẫn còn tăm tối quá, phải thắp sáng nó lên mới được.
Các thành phố sẽ được toả sáng nhờ những tinh thể chất phát quang (luminophore). Chúng được trộn với sơn acrylic không màu và vẩy lên vị trí các thành phố, đô thị lớn bằng tăm xỉa răng và bàn chải. Chất phát quang màu vàng hay màu xanh lá cây thì đều phát sáng như nhau.
Đầu tiên là huyện Nadym – quê hương của Sergey, sau đó là thủ đô, rồi đến các thành phố triệu dân của nước Nga. Tiếp theo là những thành phố nhỏ hơn và trên khắp thế giới. Nơi mà Sergey kết thúc việc "phân bố dân cư" trên trái đất là New Zealand.
Tắt đèn để thử nghiệm nào... Trái đất ban đêm thật tuyệt vời. Nadym thân yêu đây nhé!
Đất mẹ Siberia.
Vành đai Thái Bình Dương.
Châu Á thật rộng lớn, nơi đây có Trung Quốc - quê hương của Aliexpress mà tại đó Sergey đã đặt mua các gói tinh thể phát sáng.
Nơi cao nhất hành tinh là đỉnh Himalaya.
Sa mạc nóng bỏng nhưng màu sắc lại tươi sáng.
Không rõ vì sao nhưng châu Âu trông khá là nhàm chán.
Nếu bay từ Chile thì có thể các bạn sẽ nhìn thấy được cảnh tượng như thế này qua cửa sổ máy bay đấy.
New Zealand – vùng đất đã khiến cho cả thế giới bị dịch chuyển trên bức tường garage.
Tấm bản đồ 3D này có kích thước 2500x2300 mm. Sergey đã phải mất tổng cộng hai tuần chăm chỉ làm việc, 18 kg bả cao su, 5 lọ sơn acrylic mờ, 2 túi zip tinh thể luminophore (mỗi túi 10 g), 2 bộ đồ nghề sơn acrylic dành cho trẻ em và khá nhiều bia (để uống giải khát).
Và như các bạn thấy, dường như cả trái đất đã được thu nhỏ lại và nằm gọn gàng, đẹp đẽ trên bức tường garage để xe của anh Sergey thế này đây.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4