(NLĐO) - Nghiên cứu mới đã "trả lại" màu sắc thực tế cho 2 hành tinh lạnh giá của hệ Mặt Trời, cho thấy chúng có thể đã ra đời như một cặp song sinh hoàn hảo.
- Microsoft đang phát triển mạnh Windows 12: Tập trung vào trải nghiệm AI
- MinisterAI: AI được sinh ra để phá vỡ giới hạn của sáng tạo nghệ thuật
- Red river hog: Loài lợn bảnh bao nhất thiên nhiên
- Top 10 loài động vật còn tồn tại và khỏe nhất trên hành tinh
- Bức ảnh này do AI tạo ra và đã vượt qua hơn 100 đối thủ để giành được giải thưởng
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vật lý hành tinh Patrick Irwin từ Đại học Oxford (Anh) đã sử dụng những hình ảnh mới nhất từ kính viễn vọng không gian Hubble của NASA và kính viễn vọng Very Large của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) để sàng lọc hình ảnh thực tế nhất từ 2 hành tinh.
Đó là hai thế giới khổng lồ được đặt tên khá giống nhau: Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.
Trú ngụ ở nơi xa xôi và tối tăm của Thái Dương hệ, hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy lâu nay về hai hành tinh này thực ra là ảnh đã được chỉnh màu dựa theo các thông số vật lý mà các phương tiện quan sát đã ghi nhận.
Nói cách khác, đó là mô phỏng vẻ ngoài của chúng khi được chiếu sáng đầy đủ bởi Mặt Trời như địa cầu của chúng ta nhận được.
Theo Space.com, trong các bức ảnh chụp bởi tàu vũ trụ Voyager 2, hành tinh mang tên Sao Hải Vương được thể hiện với màu xanh dương đậm, trong khi Sao Thiên Vương có màu xanh pastel rất nhật.
Kết quả nghiên cứu mới cho thấy các nhà khoa học có thể đã mắc một chút sai lầm khi cố tìm kiếm màu sắc thật của 2 hành tinh bằng những kỹ thuật của thế kỷ trước.
Họ phát hiện Sao Hải Vương đã hứng nhiều sai lầm nhất, khi dữ liệu ánh sáng từ các hình ảnh đầu tiên được chỉnh nhiều nhằm hiển thị các đám mây, dải và gió, từ đó cho ra màu xanh quá đậm một cách giả tạo.
Trong khi đó, Sao Thiên Vương sẽ trắng hơn một chút nếu được chiếu sáng rõ ràng, do bầu khí quyển chuyển động chậm.
Khi màu sắc được điều chỉnh trở lại "nguyên bản", một sự thật khác giật mình được hé lộ: Hai hành tinh gần như giống hệt nhau. Nếu nhìn rất kỹ mới thấy Sao Thiên Vương có màu nhạt hơn một chút.
Điều này cũng gợi ý về một giả thuyết đã được đặt ra trước đây: Hệ Mặt Trời sinh ra các hành tinh khá giống nhau, trước khi chúng tiến hóa và trở nên quá khác nhau.
Trong đó, Sao Kim và Trái Đất được coi là một cặp song sinh hoàn hảo thời cổ đại, đều là hành tinh đá có kích thước không quá chênh lệch và cùng nằm trong "vùng sự sống".
Còn ở nơi xa xôi kia, hai hành tinh khí là Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương cũng ra đời cùng cách và giống hệt nhau.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?