Apple 'bằng mặt không bằng lòng' với Samsung vì chiếc màn hình: nhân viên bị cản trở khi thăm nhà máy tại Việt Nam, bị 'ép' nhận trăm ngàn màn hình dù không muốn

    Khánh Vy, markettimes.vn 

    Mối quan hệ của Apple với Samsung luôn gây tranh cãi và thậm chí đến tận bây giờ, cả hai vẫn thường xuyên đối đầu nhau về công nghệ màn hình của iPhone. Công ty Mỹ luôn muốn thoát ly khỏi Samsung, hoặc giảm lệ thuộc xuống ít nhất có thể.

    Mối quan hệ 'bằng mặt không bằng lòng'

    Apple đã âm thầm phát triển công nghệ microLED cho Apple Watch và các sản phẩm khác. Tuy nhiên, các kỹ sư của Apple nhận thấy công nghệ màn hình đối mặt với nhiều thách thức và rào cản khiến họ khó đảm bảo lộ trình thương mại đúng như kì vọng. Họ buộc phải duy trì quan hệ với Samsung trong khi chờ microLED hoàn thiện. Đây là mối quan hệ “bằng mặt mà không bằng lòng” giữa 2 thương hiệu smartphone hàng đầu.

    Apple 'bằng mặt không bằng lòng' với Samsung vì chiếc màn hình: nhân viên bị cản trở khi thăm nhà máy tại Việt Nam, bị 'ép' nhận trăm ngàn màn hình dù không muốn - Ảnh 1.

    Màn hình OLED dẻo của iPhone X do Samsung cung cấp.

    Samsung không có sự tin tưởng vào Apple và luôn dè chừng nhân viên 'nhà Táo' để bảo vệ các công nghệ sản xuất của mình. Theo nhiều cựu nhân viên Apple xác nhận, họ bị cấm tiếp cận vào sâu bên trong xưởng sản xuất của Samsung.

    Trong một sự cố hồi năm 2017, kĩ sư Apple bay tới Hàn Quốc để gặp gỡ các nhân viên bộ phận màn hình hiển thị của Samsung, chuẩn bị cho màn ra mắt iPhone X là thế hệ đầu tiên đổi sang OLED. Song, họ không được vào cơ sở của Samsung, bao gồm cả tòa nhà văn phòng bởi công ty muốn bảo vệ tài sản trí tuệ của mình đối với công nghệ màn hình OLED.

    Trong một lần khác, một nhân viên an ninh Apple từng bị Samsung cản trở công tác tại nhà máy lắp ráp linh kiện màn hình cho iPhone X đặt tại Việt Nam. Sau đó, hai công ty đạt thỏa thuận để nhân viên đi qua tòa nhà nhưng không được dừng lại kiểm tra xung quanh.

    Hay việc Samsung cũng từ chối yêu cầu Apple về việc làm sạch bụi màn hình iPhone 14 Pro. Do có các vụn và cặn sinh ra trong quá trình gia công cắt lỗ bầu dục cho cụm camera. Samsung thường tìm cách tự mình giải quyết các vấn đề về khiếm khuyết, thay vì bàn bạc cùng Apple.

    Vì không được phép tìm hiểu kĩ, Apple không thể nắm bắt cách Samsung khắc phục các lỗi màn hình iPhone. Họ chỉ còn cách kiểm tra chất lượng gắt gao hơn quá trình phát triển sản phẩm.

    Giảm lệ thuộc không phải dễ

    Các cuộc phỏng vấn và các tài liệu nội bộ đã chỉ ra rằng Apple đã không đạt được nhiều thành công trong việc thoát khỏi Samsung.

    Theo tiết lộ của nhiều cựu nhân viên, Apple từng thông báo hạ nhu cầu sản xuất màn hình MacBook song Samsung vẫn cố ép công ty phải nhận tới hàng trăm ngàn đơn vị màn hình. Trong mối quan hệ với các đối tác khác, chính nhà sản xuất mới là người ôm nhiều rủi ro tài chính hơn khi lưu kho bộ phận dư thừa.

    Apple 'bằng mặt không bằng lòng' với Samsung vì chiếc màn hình: nhân viên bị cản trở khi thăm nhà máy tại Việt Nam, bị 'ép' nhận trăm ngàn màn hình dù không muốn - Ảnh 2.

    Sản phẩm kính thực tế ảo sắp tới của Apple được cho là sẽ dùng màn hình OLED hiển vi từ Sony.

    Apple đã từng cố hợp tác với các đối thủ của Samsung là LG và BOE. Dù vậy, phần lớn màn hình OLED cho iPhone vẫn do Samsung cung ứng, nhất là màn hình 120Hz. Cụ thể, LG từng cố gắng cung cấp tấm nền OLED cho một số mẫu iPhone 12 và 13, song không đạt đủ tiêu chuẩn của Apple đề ra. Vì vậy, về lâu về dài thì Apple vẫn muốn tự chủ công nghệ màn hình, bắt đầu với Apple Watch năm 2024 hoặc 2025 sẽ chuyển sang microLED.

    Theo Macrumors, quan hệ của công ty với Samsung thiên lệch hẳn về phía hãng màn hình Hàn Quốc. Công ty không thực sự tin tưởng vào Apple, từ chối trả lời những câu hỏi khi Apple muốn tìm hiểu kĩ hơn về công nghệ của họ. Dù vậy, iPhone OLED vẫn sẽ phải lệ thuộc vào Samsung thời gian dài nữa.

    Tham khảo: Apple Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ