Apple bị kiện vì tài xế gây tai nạn khi đang nhắn tin bằng iPhone

    Tuấn Hưng,  

    Đây là trường hợp thứ hai đòi Apple phải có tính năng khóa máy khi đi trên xe, sau vụ tai nạn đau thương gây ra cái chết cho bé gái 5 tuổi vì tài xế đang gọi FaceTime trên iPhone.

    Tại sao công nghệ lại phải chịu trách nhiệm cho một hành động sai trái của con người? Những nhà sản xuất smartphone và các thiết bị khác phải làm sao để chúng không bị sử dụng trong trường hợp có thể gây nguy hiểm cho người khác?

    Tuần trước, một vụ kiện nhằm vào Apple, buộc tội họ việc sẵn sàng bán ra các sản phẩm ủng hộ việc vừa nhắn tin vừa lái xe đã được nộp lên tòa án California.

    Vụ kiện này, do tờ Ars Technica cung cấp thông tin, do anh Julio Ceja đệ đơn. Luật sư của Ceja cho biết anh đã bị thương bởi một người tài xế đâm vào xe của anh từ đằng sau. Cô này lúc đó bị sao nhãng, không chú ý vào đường đi vì mải nhắn tin trên iPhone, và vẫn còn cầm trên tay chiếc điện thoại sau khi ra khỏi xe.

    Anh Ceja cho biết mình không kiện Apple vì tiền. Thay vào đó, anh yêu cầu ngừng bán iPhone trên toàn cầu, cho tới khi nào công nghệ tiên tiến ngắn chặn việc dùng smartphone lúc đang lái xe được tích hợp trên nó. Anh cho rằng Apple đang “đặt lợi nhuận trước sự an toàn của khách hàng.”

    Trong đơn kiện có nói rằng nhắn tin khi lái xe là tình trạng hết sức phổ biến tại California và “người phải chịu trách nhiệm là Apple vì iPhone là chiếc điện thoại được sử dụng nhiều nhất tại đây.”

    Nó còn cho biết Apple đã có khả năng cài đặt phần mềm khóa smartphone của mình lại, và đúng là như vậy, bởi họ đã được cấp bằng sáng chế cho tính năng này hồi năm 2014.

    Bằng sáng chế này miêu tả “một thiết bị di động có thể khóa máy mà không cần phải biến đổi hay cài đặt thêm gì trên phương tiện đi lại nhờ có cảm biến chuyển động, phần mềm phân tích phong cảnh xung quanh và cơ chế tự động khóa.”

    Một vài người thắc mắc rằng không biết nó có thực sự hoạt động hay không. Nhà sản xuất điện thoại nói rằng họ không thể làm phần mềm khóa máy này một cách đủ chuẩn xác để nó không làm ảnh hưởng tới những chiếc smartphone khác cũng ở trong xe.

    Một trường hợp tương tự cũng bắt buộc Apple phải có tính năng khóa máy khi đi xe. Đó là một vụ kiện công ty trụ sở xứ Cupertino sau khi một bé gái 5 tuổi bị đâm chết trong vụ tai nạn ô tô, và tài xế đang sử dụng tính năng gọi điện FaceTime trên iPhone của mình.

    Bị phân tâm khi lái xe là một vấn đề lớn. Đơn kiện của Ceja buộc tội Apple đã “gây ra cái chết của 312 người dân California mỗi năm.” Luật sư của Ceja còn lấy những con số của Bộ giao thông Hoa Kỳ kết hợp với thị phần điện thoại của Apple để đưa ra kết luận “ít nhất 52.000 tai nạn giao thông ở California là do iPhone của Apple gây ra trong mỗi năm.”

    Dữ liệu của chính phủ cho biết trong năm 2014, có 3.179 người bị chết, và có 431.000 người bị thương do những vụ tai nạn liên quan tới việc tài xế bị sao nhãng.

    Tuy nhiên, nếu cần phải thực hiện điều gì đó để sửa đổi, thì đó là điều gì? Bởi tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông đã tăng lên 10,4% trong nửa đầu của năm 2016.

    Câu hỏi đặt ra là, ai mới phải là người nhận trách nhiệm? Người hay công nghệ? Nhà sản xuất hay khách hàng?

    Theo CNET

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ