Apple bỏ thiết kế thùng rác, khổ nhất là... các nhà sản xuất PC Windows

    CL,  

    Nếu thấy Mac Pro nực cười, bạn có thể cười luôn vào mặt Samsung, ASUS, MSI, HP...

    Chiếc Mac Pro 2013 đã ra đời một cách không thể gây tranh cãi hơn. Tại WWDC 2013, phó chủ tịch phụ trách marketing của Apple là Phil Schiller chỉ tay vào chiếc máy siêu mạnh mẽ này và nói: "Hết sáng tạo á? Đi mà nói chuyện với cái mông của tôi".

    Những lời chỉ trích bùng lên, đặc biệt là về thiết kế "thùng rác" của Mac Pro. Thế rồi, nhà Táo bỏ bê cập nhật, người dùng Mac Pro bị kẹt lại với con chip của năm... 2012. Đến 2017, Apple xoa dịu bằng iMac Pro, nhưng "thùng rác" vẫn được bán. Khi bị khai tử vào ngày 3/6 vừa qua, Mac Pro trở thành sản phẩm có vòng đời lâu nhất trong lịch sử Táo – một danh hiệu không hề đáng tự hào trong thế giới hi-tech vốn luôn đòi hỏi những gì mới nhất, mạnh nhất.

    Apple bỏ thiết kế thùng rác, khổ nhất là... các nhà sản xuất PC Windows - Ảnh 1.

    Dù gây tranh cãi, đây vẫn là một thiết kế mang tính biểu tượng.

    Hàng loạt kẻ copy

    Thế nhưng, Mac Pro "thùng rác" bị khai tử, kẻ "khổ" nhất lại sẽ là các nhà sản xuất PC.

    Vì sao ư? Vì dù thiết kế gây tranh cãi, dù bị bỏ bê, dù là trò cười của người dùng PC, những thứ gì dính dáng đến Táo vẫn dễ dàng trở thành biểu tượng của một ngành công nghiệp. Thiết kế "thùng rác" có bị mỉa mai đến mấy, chính các tên tuổi lớn trong ngành sản xuất PC vẫn coi loại thiết kế này là đại diện cho những gì cao cấp nhất, mạnh mẽ nhất.

    Trước Mac Pro, PC không có thiết kế thùng rác.

    Sau Mac Pro 2013, xin mời bạn chiêm ngưỡng:

    Apple bỏ thiết kế thùng rác, khổ nhất là... các nhà sản xuất PC Windows - Ảnh 2.

    ArtPC Pulse, được Samsung ra mắt năm 2016

    Apple bỏ thiết kế thùng rác, khổ nhất là... các nhà sản xuất PC Windows - Ảnh 3.

    Pavilion Wave, được HP ra mắt năm 2016.

    Apple bỏ thiết kế thùng rác, khổ nhất là... các nhà sản xuất PC Windows - Ảnh 4.

    MSI Vortex, ra mắt năm 2016.

    Apple bỏ thiết kế thùng rác, khổ nhất là... các nhà sản xuất PC Windows - Ảnh 5.

    ASUS Mini PC "ProArt", ra mắt ngay đầu năm 2019.

    Cười Táo, cười cả thế giới

    Thực chất, thiết kế "thùng rác" không phải là không có điểm mạnh: Apple có thể "nhồi nhét" sức mạnh xử lý lớn vào một thân hình nhỏ gọn và bóng bảy. Đặt đúng chỗ Mac Pro có thể khiến văn phòng trở nên cực kỳ sang trọng – cả Samsung, ASUS hay HP cũng đều hiểu điều đó khi ra mắt các mẫu PC "thùng rác" khác.

    Đáng tiếc rằng một lợi ích về mặt thiết kế không hề đủ để phải chấp nhận các đánh đổi tính năng. Khả năng mở rộng của Mac Pro cực kỳ kém so với thùng case thông thường (ví dụ, bạn khó có thể lắp thêm ổ cứng). Các cổng kết nối quen thuộc với môi trường chuyên nghiệp như digital audio biến mất. Tồi tệ nhất, tản nhiệt trở thành vấn đề khiến Apple không thể cập nhật GPU mới. Chiếc Mac Pro mới nhất đã giải quyết hết tất cả các vấn đề ấy bằng một giải pháp đơn giản: phình to trở lại thành khối hộp như case thông thường, hay chính xác hơn là giống với Power Mac G5 của năm 2003.

    Nhưng những chiếc PC Windows học theo Mac Pro thì vẫn còn đó. Samsung, ASUS, HP, MSI... giờ vẫn nắm trong tay những cỗ máy "thùng rác". Họ vẫn đang chấp nhận một loạt đánh đổi chỉ để có được thiết kế đã... lỗi thời.

    Quả là một cái giá quá đắt chỉ để được đứng chung vào đẳng cấp Táo.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ