Apple đang ngày càng "tàn nhẫn" với đối tác và đây là nguyên nhân chính dẫn đến điều đó
Apple không thể lo cho các đối tác khi mà yêu cầu tăng lợi nhuận trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Việc phải tối ưu hệ thống là điều cần thiết.
Cổ phiếu Dialog Semiconductor tuần trước bất ngờ sụt giảm 35% sau dự đoán từ nhà phân tích Karsten Iltgen khi cho rằng, Apple đang phát triển mạch tích hợp quản lý năng lượng riêng và dự định thay thế sản phẩm của Dialog.
Nhân viên trong nhà máy Foxconn.
Kéo theo đó, nhiều công ty cũng cùng chung số phận trước chiến dịch tự sản xuất linh kiện của Apple và những động thái “bất thường” của Táo khuyết. Hãy cùng điểm qua một số diễn biến nổi bật:
- Dialog Semiconductor: Theo Iltgen, Apple đã thuê khoảng 80 kỹ sư của công ty.
- Toshiba: Theo Reuters, Táo khuyết đang xem xét mua lại 20% cổ phần mảng kinh doanh bán dẫn của Toshiba.
- Imagination Technologies: Cổ phiếu gã khổng lồ GPU Anh quốc rớt giá thảm hại sau khi Apple tuyên bố sẽ sản xuất chip riêng, họ còn mất người vào tay đối tác.
- Qualcomm: Apple kiện Qualcomm với cáo buộc giữ lại 1 tỷ USD tiền chiết khấu khiến cổ phiếu công ty sụt giảm hồi tháng Giêng.
- InvenSense: Trong tháng Hai, cổ phiếu InvenSense mất 11% giá trị thị trường do tin đồn Apple sẽ cắt hợp đồng cảm biến theo dõi chuyển động. Hiện Nhà táo chiếm 40% doanh thu của InvenSense.
- GT Advanced: Không ai quên được thời khắc Apple khiến đối tác cung cấp màn hình sapphire lâm vào cảnh phá sản năm 2015. GT Advanced đã ký hợp đồng cung ứng màn hình trên iPhone, Táo khuyết cũng mượn lượng tiền lớn từ đối tác. GT cho rằng thỏa thuận quá khắc nghiệt với điều khoản đơn phương phạt 50 triệu USD nếu có bất kỳ vi phạm về bảo mật. Và rồi công ty đã không thể thực hiện yêu cầu của Apple.
Theo quan điểm của Apple thì đó là những giao dịch kinh doanh thuần túy. Công ty, cũng như bất kể ai trên thương trường, cũng muốn đưa ra điều khoản có lợi nhất cho mình. Nhóm các nhà phân tích bao gồm Katy Huberty từ Morgan Stanley tin rằng, Apple đang cố điều chỉnh chiến lược nhằm cắt giảm tối đa chi phí. Táo khuyết muốn đạt được thỏa thuận tốt nhất từ phía cung cấp linh kiện, điều đó đồng nghĩa những công ty này đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Để làm được điều này, theo nhà phân tích Amit Daryanani của RBC cho hay: “Chúng tôi tin rằng, Apple đã ép các nhà cung cấp đẩy giá thành xuống mức rất thấp, như cách để tránh rủi ro về những thay đổi của thị trường ngoại hối mà hãng phải đối mặt để cân đối lỗ, lãi.”
Táo khuyết cũng từng bước giảm dần sự phục thuộc vào một vài nhà cung cấp linh kiện chính, rồi dần dần triển khai chiến dịch này trên quy mô ba hoặc bốn công ty, thậm chí còn nhiều hơn thế. Nó giúp hãng dễ “thở” khi phải ứng biến trước tình trạng khan hàng.
Apple còn đưa ra chiến lược tùy biến sản phẩm càng đa dạng càng tốt. Họ xây dựng một số nhà máy để tự sản xuất linh kiện, cho phép giảm tính phụ thuộc và chủ động để làm chủ công nghệ, qua đó tăng cường kiểm soát trải nghiệm người dùng.
Nhưng nhiều công nhân sẽ mất việc từ chính quyết định của Apple.
Có hai khía cạnh độc đáo cần xét tới trong việc này:
- Apple là công ty có doanh thu cao nhất thị trường. Mỗi hợp đồng với hãng lên đến hàng tỷ USD.
- Apple đặc biệt giữ bí mật về các giao dịch với nhà cung cấp linh kiện. Họ yêu cầu việc kiểm soát hoàn toàn và sự im lặng tuyệt đối từ đối tác.
Các cuộc phỏng vấn công khai với Imagination phần nào hé lộ những bí ẩn đằng sau những thương vụ mà nhà sản xuất thực hiện với Apple để giành hợp đồng cung cấp linh kiện trên iPhone, Mac.
Có một điều chắc chắn, các công ty đối tác Apple đang đu dây giữa thị trường đầy khắc nghiệt. Bởi iPhone là điện thoại bán chạy nhất thế giới, nên chẳng bao giờ có bản hợp đồng nào được coi là nhỏ.
Công ty nào nhận được hợp đồng linh kiện với nhà Táo luôn đồng nghĩa tỷ lệ doanh thu phần lớn phụ thuộc vào đây và gần như mọi hoạt động đều dồn vào cho gã khổng lồ xứ Cupertino. Bởi đáp ứng yêu cầu sản xuất linh kiện iPhone, iPad cũng đã “quá tải” cho họ, chứ đừng nghĩ đến việc tìm thêm đối tác.
Chính vì thế mà những công ty này ngày càng phụ thuộc vào nhà Táo. Một số nhà phân tích tin rằng, Imagination sẽ chịu chung số phận như GT nếu Apple rút tất cả hợp đồng. Ở thế “cửa trên”, cùng nhu cầu tối ưu hóa lợi nhuận và giảm sự phụ thuộc, Táo khuyết có quyền đơn phương ngừng hợp tác (hoặc giảm đơn hàng) với bất kỳ bên nào. Bởi vậy, gã khổng lồ Cupertino ngày càng gắn liền với hình ảnh của một “đối tác tàn nhẫn”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"