Apple đang trở thành "ông vua" của làng âm nhạc thế giới

    PV, Hồng Phượng 

    Apple đã trở thành cái tên lớn nhất trong làng âm nhạc thế giới, thậm chí còn lớn hơn cả ban nhạc The Beatles.

    Apple đã trở thành cái tên lớn nhất trong làng âm nhạc Thế giới, thậm chí còn lớn hơn cả ban nhạc The Beatles. Apple từng có thời gian là kẻ thù số 1 của ngành công nghiệp âm nhạc, ác mộng thực sự nhưng cũng có lúc nó được tôn vinh như người bạn đáng tin cậy.
         
    Trở lại về tháng 11, Apple đã khiến fan hâm mộ một fan háo hức với thông báo: “Ngày mai sẽ lại là một ngày bạn không bao giờ quên được”. Tin đồn lan ra với tốc độ chóng mặt. iPod thế hệ mới? iTunes có khả năng cập nhật trực tuyến? Song cuối cùng, kết quả là việc The Beatles sẽ có mặt trên iTunes.
                 
    Huyền thoại John Lennon từng nói rằng ban nhạc của ông còn vĩ đại hơn cả chúa Jesus. Và trong trường hợp này, có vẻ như Apple đã vĩ đại hơn The Beatles. Apple thống trị làng âm nhạc. NPD Group báo cáo rằng iPod chiếm lĩnh 76% thị phần máy nghe nhạc Bắc Mỹ, trong khi Microsoft Zune hay thậm chí là cả Zune HD cũng chỉ vỏn vẹn 1%. Bên cạnh đó, iTunes cũng nắm quá 1/4 (28%) số tài khoản tải nhạc cho cùng 70% số lượng bài nhạc được bán ra tại thị trường này.
              
    Tuy nhiên, quay trở lại cách đây 10 năm, “nhà bán lẻ” lớn nhất thế giới của chúng ta thậm chí còn không có mặt trong hoạt động kinh doanh này.
                 

                      
    Khởi đầu gian nan
               
    Apple không tạo ra khái niệm “nhạc số”, và cũng chẳng làm nó phổ biến hơn. Khi máy Mac là một trong những thiết bị không thể thiếu của các phòng thu âm, nhạc số vẫn “nợ” phần đóng góp của hai chương trình: Winamp và Napster.
                
    Winamp và Naspter đều sử dụng định dạng .MP3, định dạng nhạc với dung lượng nhỏ song không gây tổn hại nhiều đến chất lượng âm thanh nguyên gốc. Được phát triển bởi Viện nghiên cứu Fraunhofer tại Đức thập niên 80 như một phần của chuẩn MPEG-2, MP3 nhanh chóng trở thành định dạng hoàn hảo cho nhạc số.
                  
    Khi mà chúng ta còn phải “chịu đựng cảnh” download nhạc qua modem dial-up, Napster và Winamp là cặp đối tác thân thiết. Và rồi mọi chuyện thay đổi khi Napster có phiên bản dành cho máy Mac năm 2000, tên gọi là Macster, MacStar rồi sau này là Rapster. Winamp không chịu đi theo.
                      
    Cùng năm đó, thiên tài Steve Jobs đã nhận ra sự rắc rối của việc thưởng thức nhạc (download bằng Napster rồi nghe nhạc bằng Winamp là cách phổ biến nhất), ông quyết định Mac cần một trình nghe nhạc khác. Đến gặp Panic nhưng vẫn không quên thương thảo thêm với AOL, vậy là Jobs đã thuyết phục được Robin Casady và Michael Greene một bản hợp đồng mà họ không thể từ chối. iTunes từ đó ra đời.
                
                        
    Apple chính thức “khai hỏa” iTunes vào 9/1/2001 cùng với buổi giới thiệu iMac. Điểm mạnh nhất của iTunes đó là hoạt động y như những gì iMac quảng cáo: “Rip. Mix. Burn”. Có nghĩa là rip (lấy) nhạc MP3 từ CD và burn (tạo) CD từ bất cứ file MP3 nào.
                 
    Ngày nay, chúng ta đều chấp nhận việc burn CD là hết sức bình thường, đặc biệt là CD nhạc phục vụ mục đích cá nhân nhưng vấn đề không đơn giản như vậy cách đây 10 năm.
                   
    Hiệp hội ngành công nghiệp thu âm Mỹ cho rằng việc burn CD là một việc làm trái pháp luật, và quan điểm này được ủng hộ bởi Hiệp hội máy hát Anh bởi luật pháp tại Anh cũng không cho phép điều tương tự.
                  
    Với khẩu hiệu quảng cáo “cổ vũ” mọi người rip nhạc và burn CD, Apple có lẽ đã từng là kẻ thù lớn nhất của ngành công nghiệp âm nhạc. Tuy nhiên, các nhà sản xuất còn có một “con cá” khác to hơn. Nếu họ không thể ngăn chặn các trình nghe MP3 có khả năng rip/burn, họ có thể chặn Napster. Vào tháng 7/2001, Napster bị buộc đóng cửa hoàn toàn (Napster ngày nay hoàn toàn hợp pháp và chỉ sử dụng tên của phiên bản gốc). Cùng thời gian đó, Apple giới thiệu mẫu máy nghe nhạc iPod.
                 
                           
    iPod không phải là máy nghe nhạc MP3 đầu tiên. iPod cũng chẳng phải máy nghe nhạc tốt nhất. Nhưng với việc thay các nút bấm vật lý thông thường thành bánh xe cảm ứng thì hoàn toàn là câu chuyện khác; kèm dung lượng bộ nhớ lớn, chiến dịch quảng cáo khôn ngoan, iPod dần lấy được cảm tình của người dùng.
                  
    Hai năm sau khi Napster bị đóng cửa, vấn đề bản quyền được quan tâm hơn lúc nào hết. Các hãng thu âm vẫn quyết liệt theo đuổi vụ kiện với người kế nhiệm chương trình là Kazaa mà việc hàng tỷ người đang chia sẻ hàng tỷ file MP3 diễn ra đều đều.
                      
    Sau đó, Apple tiếp tục ra mắt iTunes 4, bao gồm cả gian hàng bán nhạc. Trước đây, từng xuất hiện nhiều chương trình như thế, ví dụ như MusicNet hay PressPlay nhưng chúng đều là những thảm họa thực sự. iTunes thì khác, nhất là mức giá cho các bài nhạc.
                  
    Mỗi bài hát chỉ có giá 99 cent (chưa tới 1 USD), cùng với sự bảo mật rất “thú vị”: Bài hát này có thể burn được cũng như nghe 3 lần trên máy nghe nhạc; bài hát này không thể burn; bài hát này có thể nghe 100 lần và burn 6 lần. Mọi hoạt động trên được iTunes theo dõi qua tiện ích FairPlay.
               

                 
    Trong vòng ít hơn 3 năm, “quầy nhạc” Apple đã có đến 1 tỷ bài hát (bài hát thứ 1 tỷ là Speed of Sound của Coldplay). Bốn năm sau, iTunes đạt mức 10 tỷ lượt tải. Năm 2007, Apple “phần nào” trở thành ông vua của thế giới âm nhạc. iPod chiếm 72,7% tổng số máy nghe nhạc MP3, iTunes chiếm 70% thị trường download nhạc. Thậm chí, 90% giới tuổi teen sở hữu máy iPod.
              
    Bằng việc “bắt buộc” người dùng iPod mua nhạc từ iTunes một cách hiệu quả, Apple đã thu được khoản lợi nhuận rất lớn. Từ 2003 – 2009, trao đổi giữa các hãng thu âm và Apple chỉ quanh quẩn: “Liệu chúng ta có thể tăng giá trên iTune? Làm ơn?”. Apple chỉ đơn giản là “không”. Năm 2005, Steve Jobs chia sẻ với cánh nhà báo: “Nếu họ muốn tăng giá có nghĩa là họ đang dần trở nên tham lam hơn một chút, trong khi khách hàng của chúng tôi nghĩ giá hiện giờ là rất tốt rồi”.
                 
    Không như các đối thủ cạnh tranh của mình, Apple không phụ thuộc vào doanh số bán trên iTunes bởi ngay cả khi lỗ trên quầy nhạc của mình thì hãng vẫn cứ tẩu tán iPod đều đặn. Các hãng thu âm thì cứ muốn tăng giá, Apple thì từ chối và càng bán được nhiều nhạc trên iTunes bao nhiêu, Apple càng chứng tỏ được tầm nhìn của mình.
                 
    Amazon cũng có ý định “dạy dỗ” Apple iTunes một bài học, song không gặt được nhiều thành công như mong đợi nếu không muốn nói là “thất bại” khi đứng cạnh doanh số của Apple.
                 

              
    Bán… The Beatles
              
    Hợp đồng độc quyền với nhạc của The Beatles khiến rất nhiều fan hâm mộ của Apple cảm thấy háo hức. Tuy nhiên, tại Mỹ, có một bộ luật nhằm chống tình trạng độc quyền nên có vẻ như đây sẽ là vấn đề còn gây tranh cãi dài.
        
    Quá rõ ràng, chúng ta không thể phủ nhận sức mạnh tối thượng của Apple. Bất cứ thị trường nào có một công ty kiểm soát 75% thị trường thì đó là điều chúng ta cần phải xem xét lại. Trở lại cách đây 9 tháng, doanh số bán ra của iPod vẫn chạm mức kỷ lục, vậy nên khách hàng mới của iTunes cũng sẽ đạt mức khả quan để giữ cho thị trường nhạc số phát triển bền vững.
               
    Apple đã trở thành một tên tuổi lớn trong làng công nghiệp âm nhạc đến mức chỉ cần một cái hắt xì của hãng, ngành kinh doanh này sẽ gặp phải một cơn cúm. Ảnh hưởng của Apple lên hoạt động này có thể nói đã vượt xa trí tưởng tượng của bất cứ ai khi cách đây 10 năm, họ vẫn là một cái tên xa lạ. Nếu Apple phải đối mặt với mối đe dọa cạnh tranh lớn, hẳn làng âm nhạc thế giới sẽ phải lao đao.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày