Apple đang xa lánh những fan trung thành của dòng Mac như thế nào?
Dù là dòng máy tính hiếm hoi vẫn mang về lợi nhuận, nhưng trong khi vai trò của máy tính MacOS cho Apple ngày càng ít, công ty cũng ít chú ý hơn đến những khách hàng trung thành với các thiết bị này.
Dù không thể so sánh được với những chiếc iPhone, iPad về doanh số, nhưng những chiếc máy tính Mac cũng đóng góp đến 10% doanh thu cho Apple, điều đó cũng đủ để khiến công ty không thể loại bỏ dòng thiết bị được lòng những nhà thiết kế chuyên nghiệp và các khách hàng doanh nghiệp. Chính những khách hàng này đã giúp hồi sinh cho Apple trong những năm 1990.
Tuy vậy, ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy công ty đang ít chăm chút hơn đến dòng sản phẩm này của mình. Việc nâng cấp đã trở nên ít thường xuyên hơn khi Macbook Pro, dòng máy tính mạnh nhất của Apple, đã không được làm mới từ năm 2013 cho đến nay. Ngoài ra, lần nâng cấp gần đây nhất của Mac Mini, dòng máy tính với giá cả phải chăng và linh hoạt hơn, cũng đã từ năm 2014 cho đến nay. Không những vậy, kết quả của mỗi lần nâng cấp đều không đủ để làm các tín đồ của Apple ấn tượng.
Trong khi đó, hiện tại mọi người đã có nhiều sự lựa chọn hơn. Một thời từng bị những người trung thành với dòng Mac chê bai về phần mềm phiền phức và nhiều lỗi của mình, nhưng giờ Microsoft đang mang đến Windows 10, với những tính năng phù hợp với tablet, như chiếc iPad của Apple. Không những vậy, những máy tính Surface của Microsoft cũng có chất lượng tương đương với tiêu chuẩn Apple và với chương trình Paint đầy sáng tạo, rõ ràng họ đang nhắm đến tập khách hàng lâu năm của Apple.
Đại gia đình máy tính Mac.
Nếu nhiều người dùng thất vọng với những máy Mac và bỏ sang nền tảng khác, hệ sinh thái Apple sẽ trở nên kém bền vững hơn – mở ra cánh cửa cho mọi người từ bỏ các sản phẩm có giá trị cao hơn như iPhone hay iPad.
Nhưng nói một cách công bằng, làm ra một chiếc laptop trở nên nổi bật đang ngày một khó hơn, Apple vẫn đang phải phụ thuộc vào Intel để có được những con chip quan trọng cho máy Mac. Như phần còn lại của ngành công nghiệp PC, sự sáng tạo và vòng đời sản phẩm của Apple đôi khi bị giới hạn trong những con chip mới của Intel – một quá trình đang ngày càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra bên trong Apple mới thực sự gây khó khăn cho việc phát triển dòng Mac.
Khi iPhone iPad đè nén MacBook
Trong khi người dùng phàn nàn về việc chậm nâng cấp và làm mới dòng máy Mac, nhưng nó chỉ là hậu quả của việc thay đổi trọng tâm trong công ty. Apple giờ hướng nhiều hơn đến các sản phẩm có giá trị hơn như iPhone hay iPad, vốn chiếm đến 75% doanh thu hàng năm của công ty. Điều đó có nghĩa là hoạt động của các bộ phận sản phẩm sẽ hướng nhiều hơn đến các sản phẩm này.
Trong những ngày hoàng kim của dòng Mac, mọi người làm việc trên các phiên bản mới đều muốn có sự chú ý từ nhóm của Jony Ive. Một lần mỗi tuần, mọi người lại gặp nhóm kỹ sư của Mac để thảo luận và đánh giá nguyên mẫu từ studio của Ive, trong khi những người thay thế Ive sẽ thăm phòng thí nghiệm về Mac để tìm kiếm các ý tưởng mới. nhưng theo một nguồn tin thân cận, do việc tập trung vào iPhone và iPad, đội ngũ thiết kế đã bị xáo trộn, và những chuyến thăm cũng trở nên thưa thớt hơn.
iPhone, iPad đang thay thế Mac để trở thành ưu tiên của công ty.
Ngoài ra, đội kỹ sư phần mềm cũng được Apple tổ chức lại. Từ nay, sẽ không còn nhóm phát triển riêng cho hệ điều hành Mac nữa, thay vào đó, chỉ còn một nhóm, với phần lớn là các kỹ sư cho iOS.
Không những vậy, những đặc tính thiết kế hấp dẫn của iPhone và iPad, như độ mỏng và cổng kết nối tối thiểu cũng bị áp dụng lên máy Mac, vốn cần đáp ứng những nhu cầu đầy sức mạnh của người dùng. Đó là lý do cho việc thiết kế ra một phiên bản MacBook 12-inch dùng cổng kết nối Lightning của iPhone, hay một chiếc MacBook Pro màu vàng (sau đó đã bị loại bỏ vì trông nó rất tệ trên một sản phẩm lớn).
Xáo trộn trong cách quản lý
Trong quá khứ, những nhà quản lý của Apple thường tiến theo một tầm nhìn đơn nhất, do vậy họ tập trung được đội ngũ thiết kế và kỹ sư theo tầm nhìn đó. Nhưng trong những năm gần đây, điều này khôn còn nữa, các nhà quản lý của Apple thường thích việc cạnh tranh giữa hai hay nhiều ý tưởng hơn. Điều này có nghĩa là các kỹ sư, các nhà thiết kế sẽ phải làm việc cùng lúc với nhiều ý tưởng hơn, “phát triển nhiều lựa chọn hơn, với hy vọng rằng một trong số chúng sẽ được xuất xưởng.”
Khi công ty phát triển chiếc MacBook 12 inch, ban đầu Apple thử nghiệm hai nguyên mẫu. Một nguyên mẫu nhẹ hơn, và mẫu còn lại nặng hơn. Cuối cùng, mẫu nhẹ hơn được lựa chọn, nhưng khi các kỹ sư phải phát triển hai ý tưởng cạnh tranh nhau, họ không còn thời gian để tìm ra cách nhồi nhét các thiết bị điện tử vào trong một khung nhôm mỏng. Sau tất cả, chiếc MacBook được xuất xưởng vào năm 2015, chậm hơn nhiều tháng so với mục tiêu ban đầu là trong năm 2014.
Với chiếc MacBook 2016, các kỹ sư của Apple muốn thêm máy quét vân tay TouchID và một cổng USB-C thứ hai (điều sẽ làm những người dùng cường độ cao thích thú). Thay vào đó, bản nâng cấp chỉ bổ sung một sự lựa chọn màu vàng hồng, bên cạnh tăng tốc độ chip xử lý.
Sự xáo trộn về nội bộ còn gây ra thiệt hại nguy hiểm hơn. Theo một nguồn tin thân cận, trong vài năm qua, hơn một chục kỹ sư và nhà quản lý làm việc cho phần cứng của Mac đã chuyển sang nhóm khác của Apple hoặc công ty khác. Một số muốn tìm một môi trường làm việc bớt áp lực hơn, một số khác cảm thấy tương lai của Mac không rõ ràng trong một thế giới của iPhone và iPad.
Sức ép về chính trị
Trong năm 2013, Apple đã tiến hành thiết kế lại dòng Mac Pro, chiếc máy tính để bàn mạnh mẽ tạo nên sức hút cho toàn bộ dòng sản phẩm Macintosh. Tuy nhiên, dưới các sức ép chính trị, chiếc Mac Pro này cũng là sản phẩm đầu tiên của Apple được lắp ráp tại Mỹ. Nhưng quyết định ghi điểm chính trị này lại gây ra những vấn đề đau đầu trong sản xuất.
Vẻ ngoài bóng bẩy và các cạnh vát buộc Apple phải làm ra những công cụ riêng của mình khi sản xuất, và huấn luyện người khác sử dụng nó trong nhà máy lắp ráp. Điều này làm chậm quá trình sản xuất và hạn chế khả năng của Apple để đáp ứng nhu cầu.
Và hiện tại, khi đã đến thời điểm cho một nâng cấp mới về chip và các cổng kết nối, một số kỹ sư của Apple đề nghị chuyển việc sản xuất trở lại châu Á, nơi có nguồn lao động rẻ hơn và có kỹ năng tốt hơn. Thế nhưng, môi trường chính trị hiện tại không thích hợp cho một bước chuyển như vậy. Tổng thống mới đắc cử, Donald Trump từng chỉ trích Apple vì sản xuất phần lớn sản phẩm ở nước ngoài và ông đang thúc giục các công ty khác tạo thêm việc làm tại Mỹ.
Liệu Apple có từ bỏ dòng Mac không?
Tuy nhiên, những vấn đề Apple đang gặp phải không có nghĩa họ sẽ loại bỏ dòng Mac. Trong một buổi họp nội bộ gần đây của công ty, khi nhân viên hỏi rằng liệu những chiếc máy tính bàn dùng MacOS có còn là dòng sản phẩm chiến lược hay không, CEO Tim Cook đã cho biết. “Chúng tôi đã có những chiếc desktop tuyệt vời trong lộ trình sản phẩm của mình. Không ai phải lo lắng về điều đó.”
Chiếc MacBook Pro mới nhất mới được trang bị thanh “Touch Bar”, một dải cảm ứng mỏng phía trên bàn phím, cho phép người dùng truy cập nhanh vào các shortcut của ứng dụng, thay đổi thiết lập hệ thống và chọn các emoji. Chiếc laptop này cũng có Touch ID để mua bán online nhanh chóng và một bàn rê chuột lớn để dễ thực hiện các thao tác điều khiển hơn. Các nhà thiết kế của Apple đang khám phá khả năng đưa bàn phím với dải cảm ứng và đầu đọc vân tay lên desktop.
Tuy nhiên, không vì vậy mà các fan của dòng Mac có thể kỳ vọng vào những thay đổi đột phá trong năm 2017. Thay vào đó, công ty đang chuẩn bị những nâng cấp nhỏ cho năm tới: các cổng USB-C cũng như bộ xử lý đồ họa mới của AMD (công ty Advanced Micro Devices) cho chiếc iMac, và tăng cường một chút sức mạnh xử lý cho chiếc MacBook 12-inch và MacBook Pro.
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"