Apple làm khó các bên thứ ba bằng cách làm iPhone ngày càng phức tạp và khó sửa hơn

    M.Đ,  

    Theo Apple, hãng hiện đang tập trung làm iPhone để bền hơn thay vì dễ sửa chữa hơn.

    Táo Mỹ nhấn mạnh rằng những sản phẩm mà hãng làm ra sẽ hướng tới độ bền cao thay vì dễ sửa chữa. Trong trường hợp cần thiết, việc sửa chữa cũng không gặp phải quá nhiều vấn đề nhưng điều này chỉ áp dụng tại các cơ sở sửa chữa có thẩm quyền của Apple.

    Apple nói rằng họ đang cố gắng để đảm bảo sự cân bằng trong chuỗi cung ứng nhưng chính sách tái chế nghiệm ngặt của công ty lại đang mâu thuẫn trực tiếp với những mục tiêu đã đề ra.

    Lisa Jackson, phó chủ tịch Môi trường, Chính sách và Chương trình Xã hội của Apple cho biết: "Tôi không đồng ý với việc bạn cho rằng việc iPhone dễ sửa chữa đồng nghĩa với việc máy sẽ có tuổi thọ lâu hơn. Nếu bạn đang kinh doanh dịch vụ sửa chữa, thì có lẽ điều này sẽ đúng với bạn hơn. Apple đã thực hiện việc thiết kế hướng tới độ bền của máy. Từ ý tưởng này, nó giúp chúng tôi có thể tạo ra được những sản phẩm tiên tiến và tuyệt vời nhất. Chính vì vậy, có những thiết bị tuy đã cũ nhưng vẫn còn giá trị rất cao”.

    Bà cũng bổ sung thêm:

    Ý tưởng ban đầu của chúng tôi là bạn không cần sửa chữa thiết bị này hoặc ít nhất là không tốn quá nhiều tiền cũng như không quá khó để sửa chữa nó. Xét về những sản phẩm phức tạp này, câu trả lời cho mọi loại rắc rối liên quan chính là chúng ta nên có một chuyên gia chuyên sửa chữa những bộ phận riêng biệt.

    Lấy ví dụ nếu bạn sống ở Nebraska và muốn điện thoại của bạn đươc sửa chữa lấy trong ngày bởi một cửa hàng hoặc đối tác của Apple được ủy quyền, bạn sẽ cần phải đi đến Omaha, 250 dặm. Đây hoàn toàn không phải làm một điều khả thi như Apple đã nói.

    Apple Store hay các trung tâm dịch vụ uỷ quyền của Apple hoàn toàn không có thẩm quyền trong việc sửa chữa hầu hết sự cố mà người dùng thường gặp trên các sản phẩm của họ.

    Ví dụ các trung tâm uỷ quyền của Apple không được phép thay thế cổng sạc iPhone. Chúng sẽ được giữ lại và gửi tới một trung tâm khác lớn hơn để sửa chữa. Trong khi đó với các bên sửa chữa thứ ba, họ chỉ mất 10 phút để xử lý việc này và chi phí chỉ là 30 USD.

    Cửa hàng Apple Store hay các trung tâm dịch vụ uỷ quyền ngoài ra cũng không thể thực hiện đựơc việc hàn vi trong khi nhiều cửa hàng bên thứ ba có thể làm được dễ dàng. Nó giúp họ xử lý được những lỗi phổ biến có trên iPhone 6 như “bệnh cảm ứng" hoặc đèn nền của iPad hay bất cứ các vấn đề nào khác có thể gây tới hỏng hóc trên thiết bị của bạn.

    “Nếu chương trình này thực sự hay thì tôi đã tham gia từ lâu rồi! Ở đây họ chỉ cho sửa màn hình và thay thế pin. Nếu chẳng máy bạn bị hỏng camera, máy của bạn sẽ bị giữ lại và mang tới nơi khác để sửa chữa, nếu hỏng chân sạc, cũng phải để lại hay iPad thì cũng thế. Nói chung là có những thứ có thể được sửa chữa rất đơn giản nhưng lại bị làm phức tạp lên”. Một chủ cửa hàng sửa chữa độc lập cho biết.

    Apple không hề sai trong định hướng hướng của mình khi muốn tạo ra những sản phẩm có độ bền cao. Nhưng điều này sẽ phá vỡ một số quan điểm của Viện kĩ sư và Điện tử đã từng đưa ra. Theo đó, nếu một thiết bị điện tử có tuổi thọ được kéo dài từ một năm lên bốn năm sẽ có ảnh hưởng 40% tới môi trường sống của chúng ta.

    Jackson cũng đã nói rất nhiều về tầm quan trọng của việc tái chế thiết bị di động và khả năng tái sử dụng của một số linh kiện bên trong nó. Apple vẫn thường chào hàng với Liam- một con robot tái chế của hãng nhưng nó chỉ xuất hiện khi điện thoại được chuyển thành các kênh tái chế chính thức của Apple.

    "Từ góc độ môi trường, chúng tôi đang cố gắng xem xét và tìm ra các nguồn lực cần thiết để tạo ra một sản phẩm tốt nhất và thân thiện với môi trường hơn. Trong trường hợp sản phẩm không còn sử dụng được, nó sẽ không trở thành đồ bỏ đi mà sẽ được tái chế để lấy tài nguyên cho việc tái sử dụng.” Jackson cho biết.

    Nghe có vẻ ổn nhưng chính sách của Apple lại đang chống lại điều này. Theo như báo cáo hồi đầu năm nay, Apple đòi hỏi các nhà tái chế xử phải cam kết với mình về việc tiêu hủy những nguyên liệu do Apple sản xuất. Apple đã nói với các cơ quan quản lý nhà nước trong tài liệu yêu cầu rằng không được tái sử dụng các thiết bị điện tử này.

    Apple luôn tạo điều kiện cho bên thứ ba trong việc phát triển bằng việc cung cấp phụ kiện, ứng dụng nhưng trong vấn đề tái chế và sửa chữa thì lại rất nghiêm ngặt. Nhưng nếu Apple không hỗ trợ bên thứ bên trong việc sửa chữa, tái chế thì thế giới của chúng ta sẽ thế nào trong tương lai?

    Tham khảo Vice

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ