Apple mất 10 năm không làm được nhưng Xiaomi chỉ cần 3 năm đã tạo 'địa chấn', vốn hóa sánh ngang Ford và GM nhờ làm xe điện
Nhờ ra mắt mẫu xe điện đầu tiên, vốn hóa Xiaomi đã đe dọa các hãng xe truyền thống của Mỹ.
- Đây là củ sạc GaN 120W của Xiaomi với thiết kế siêu nhỏ siêu gọn
- Củ sạc Xiaomi cho iPhone đáng mua nhất: Thiết kế "tí hon" trong suốt cực đẹp, công suất 30W sạc được cả MacBook, giá chỉ 170.000 đồng
- Xe điện 'sang xịn mịn' của Xiaomi vừa mở bán đã dính 'phốt': chạy thử gặp tai nạn liên tục, giao hàng delay
- Xiaomi hóa ra còn bán cả két sắt: Quên mật khẩu vẫn mở ngon lành, vắng nhà cũng không lo “trộm viếng” nhờ một tính năng quen thuộc
- Smartphone Xiaomi này giá dưới 5 triệu có Snapdragon 7+ Gen 2 một triệu điểm AnTuTu, màn hình OLED 120Hz, pin 5000mAh
Tháng trước, Apple từ bỏ giấc mơ xe điện sau một thập kỷ cố gắng. Tháng này, Xiaomi - một trong những đối thủ lớn nhất của nhà sản xuất iPhone ở Trung Quốc - đã cho Apple thấy nên làm thế nào. Hãng công nghệ Trung Quốc đang có giá trị cao hơn GM và Ford nhờ sự xuất hiện của mẫu sedan chạy điện SU7.
Chốt phiên giao dịch 2/4, cổ phiếu hãng công nghệ Trung Quốc Xiaomi trên sàn Hong Kong tăng gần 9%.
Reuters đưa tin, có thời điểm gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc có giá trị hơn 55 tỷ USD, so với 52 tỷ USD của Ford và 53 tỷ USD của GM. Tuy nhiên, cả ba vẫn còn kém xa Tesla, công ty được định giá ở mức 549 tỷ USD.
Chiếc SU7 được ra mắt tại gần 30 thành phố trên khắp Trung Quốc, xe có kiểu dáng cuốn hút và một mức giá vô cùng cạnh tranh. Một chiếc SU7 cơ bản có giá dưới 30.000 USD, thấp hơn Tesla Model 3.
Tuần trước, Xiaomi tiết lộ rằng họ đã nhận được gần 90.000 đơn đặt hàng trước chỉ trong vòng 24 giờ đầu tiên kể từ khi đợt mở bán bắt đầu. Theo ghi nhận của truyền thông Trung Quốc, nhiều cửa hàng chật kín người, xếp hàng dài từ ngoài vào trong. Việc phải chờ đợi đến 2-3 giờ sáng để được lái thử xe đã trở thành chuyện bình thường, và lượng khách đến cửa hàng vẫn không ngừng tăng cao. Nhu cầu tăng mạnh khiến các chủ xe tương lai có thể phải chờ 4-7 tháng mới nhận được xe.
Kế hoạch làm xe điện được Xiaomi đưa ra hồi 2021, với cam kết đầu tư 10 tỷ USD vào mảng này. CEO Lei Jun gọi đây là "dự án khởi nghiệp lớn cuối cùng" của ông.
Dù vậy, Xiaomi dự báo sẽ phải chịu lỗ với SU7. Một số nhà phân tích cho rằng con số này sẽ rất lớn. Citi Research ước tính hãng lỗ 68.000 nhân dân tệ (9.400 USD) cho mỗi xe, dựa trên doanh số khoảng 60.000 chiếc.
Giới phân tích cho rằng Xiaomi có ngân sách lớn hơn nhiều so với hầu hết startup xe điện tại Trung Quốc. Kinh nghiệm trong mảng smartphone cũng giúp họ có lợi thế trong hệ thống điều khiển thông minh - tính năng được người dùng đánh giá cao. Doanh thu của hãng năm ngoái là 37,5 tỷ USD, chủ yếu nhờ mảng smartphone. Lợi nhuận ròng đạt 2,7 tỷ USD.
Sau khi Xiaomi ra mắt SU7, hàng loạt thương hiệu xe điện tại Trung Quốc thông báo giảm giá và trợ cấp. Citi Research dự báo năm nay sẽ có 240 mẫu xe điện cùng cạnh tranh ở phân khúc giá 200.000-300.000 nhân dân tệ, tăng 20% so với năm ngoái.
Trang thông tin tài chính Yicai (Trung Quốc) hôm 2/4 cho biết nhu cầu tăng vọt, Xiaomi yêu cầu các nhà cung cấp nâng sản lượng SU7 mỗi tháng lên 10.000 chiếc, tăng từ 3.000 chiếc hồi tháng 3.
Tham khảo: Reuters
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI