Apple nên nhìn vào bài học của Microsoft để nhận ra không phải có tiền là làm gì cũng được
Tiền không giải quyết được vấn đề. Để giải quyết được các rắc rối, nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn, chiến lược và kế hoạch thực thi.
Trong tuần qua, nhà lập trình iOS nổi tiếng Marco Arment đã gây náo loạn giới công nghệ khi ông bày tỏ mối lo lắng của mình rằng Apple sẽ đi theo vết xe đổ của Blackberry trong tương lai, nhất là vào thời điểm trí thông minh nhân tạo đang là xu hướng của thế giới.
"Trong hôm nay, Amazon, Facebook và Google đang đặt niềm tin của họ lên AI, trợ lí ảo, giao diện giọng nói và họ hy vọng đây sẽ là một thứ lớn lao trong cuộc sống của chúng ta ở tương lai gần. Nếu họ đúng, thì tôi thực sự lo lắng cho Apple", Arment cho biết.
Những người ủng hộ Apple đều đồng ý rằng Apple hơi hững hờ trong việc đầu tư vào AI. Nhưng họ cho rằng với 200 tỉ USD tiền mặt, Apple có thể mua lại những công nghệ AI bất cứ khi nào họ cảm thấy cần thiết. Điều mà RIM (hay BlackBerry sau này), không thể có được vào thời điểm iPhone được ra mắt.
Về mặt lý thuyết, ý tưởng này có vẻ rất tuyệt. Apple là công ty có giá trị nhất thế giới, tuy doanh số iPhone đang chững lại nhưng nhìn chung công ty vẫn là một sự kinh doanh sinh lợi hoàn hảo.
Tuy nhiên, không phải muốn mua cái gì cũng được. Thay vì so sánh Apple với BlackBerry, hãy so sánh nó với Microsoft.
CEO Apple - Tim Cook.
Khi iPhone ra mắt công chúng lần đầu vào năm 2007, Microsoft đã gặp rắc rối. Tuy họ đã có một vài sự đầu tư về công nghệ vào mảng smartphone, nhưng công ty vẫn tập trung chủ yếu vào mảng PC với hy vọng nó sẽ đánh bật thị trường smartphone. Năm 2014, khi đã nhận ra họ đã bị tụt hậu khá xa, CEO Microsoft ông Steve Ballmer đã biết mình mắc phải lỗi lầm nghiêm trọng. Ông cố gắng cứu nguy tình thế bằng cách mua lại Nokia với giá 7,2 tỉ USD, nhằm biến các smartphone chạy hệ điều hành Windows trở nên phổ biến.
Tuy nhiên nó đã không cứu vãn được tình thế. Giá trị của Microsoft đã bị sụt giảm nặng nề. Hơn nữa vào thứ 2 tuần này, công ty nghiên cứu thị trường Gartner đã cho biết smartphone Microsoft chỉ chiếm 1% tổng thị phần. Điều này có lẽ đã không xảy ra nếu Microsoft hành động sớm hơn.
Bài học rút ra là, tiền không giải quyết được vấn đề. Để giải quyết được các rắc rối, nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn, chiến lược và kế hoạch thực thi.
Tuy Microsoft không còn là một trong những công ty có sức ảnh hưởng trên thế giới nữa, nhưng nó vẫn không chết dần chết mòn. Thực tế, dưới sự lãnh đạo của vị CEO mới, Satya Nadella, Microsoft đã có những cải cách lớn, khiến công ty đang vực dậy một cách từ từ nhưng mạnh mẽ (ngoại trừ mảng smartphone).
Việc Apple sẽ bị chết dần chết mòn khó có thể xảy ra vào tương lai gần. Con người vẫn cần smartphone trong một khoảng thời gian dài nữa, và các công nghệ AI chưa thực sự cần thiết lắm. Apple vẫn đang nằm trong vùng an toàn.
Nếu Google và các công ty khách dự đoán đúng về trí thông minh nhân tạo, Apple phải làm gì đó để thay đổi, nếu không họ sẽ vấp theo vết xe đổ của Microsoft năm nào...
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập