iPhone X đã "hịn" rồi thì phải xài bao da cũng quý phái, cao sang để xứng đôi vừa lứa chứ nhỉ?
Chẳng ai muốn dạy nhà giàu tiêu tiền cả, thế nhưng bỏ ra 999 USD dành cho một chiếc smartphone là một cái giá trên trời. Tuy nhiên đây có vẻ là xu hướng của năm nay khi những flagship đầu bảng đến từ 2 gã khổng lồ là Apple và Samsung đua nhau xem ai chạm mốc “nghìn đô” trước. Chưa kể đến nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 3 thế giới Huawei cũng đang rục rịch ra mắt đứa con cưng Mate 10 với bản cao cấp nhất có giá lên tới 1.100 USD.

Chiếc iPhone X, đắt thì đắt thật, thế nhưng ngoài giá của linh kiện bên trong ra, Táo khuyết cũng phải lấy lại chi phí nghiên cứu và đâu tư với chất xám nữa chứ. Ấy vậy mà lãi từ chiếc iPhone siêu phẩm này lại không cao như các năm trước. Vậy làm thế nào để gỡ gạc lại được khi lợi nhuận iPhone X mang về không bằng với hai người đàn anh 7 và 8? Câu trả lời đó là “móc túi” người dùng bằng phụ kiện. Ở thời điểm này, Quả táo cắn dở có 3 ốp lưng “chính hãng” dành cho iPhone X, và 2 trong 3 chiếc có giá cao hơn so với cùng loại case dành cho iPhone 8.

Việc iPhone 7 và iPhone 8 có thể dùng chung ốp lưng thì rõ ràng loại case mới cho iPhone X sẽ là điểm nhấn và thu hút nhiều sự chú ý hơn cả rồi. “Những thầy phù thủy công nghệ xứ Cupertino” gọi nó là iPhone X Leather Folio, và nó có khả năng đánh thức “chú dế yêu” ngay khi bạn mở ốp ra. Thêm nữa là nó có cả ngăn dành cho danh thiếp, thẻ tín dụng,… Chiếc ốp lưng bảo vệ này được làm từ “loại da đặc biệt của Châu Âu, mang đến một cảm giác sang trọng, quý phái.”

Giá của nó là bao nhiêu nhỉ? Smartphone nghìn đô thì phải dùng bao da trăm đô là ít. Và đúng là như vậy, giá của nó là 99 USD, rất ăn khớp với mức 999 USD của iPhone X.
Theo PhoneArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
ChatGPT viết prompt, Claude/Gemini và Cursor dựng code trong 5 phút, tôi chỉ... đứng nhìn: Flappy Bird "made by AI" hóa ra chơi được thật!
Tôi thử bảo AI tái tạo lại Flappy Bird huyền thoại chỉ bằng một dòng prompt và ngỡ ngàng khi game chạy mượt, chơi được thật, nhưng cái kết thì hơi... khó nói.
Giới khoa học bối rối khi phát hiện đàn dê sống sót hơn 250 năm trên đảo hoang không có nước ngọt