Apple ra mắt ứng dụng Journal: Không chỉ là nhật ký, mà còn là nơi chúng ta tìm về ký ức của mình
Journal là ứng dụng nhật ký rất được mong đợi kể từ khi được Apple giới thiệu tại WWDC 2023.
- Dùng thử Galaxy SmartTag 2: Nhiều tính năng hay hơn AirTag của Apple nhưng vẫn có 2 điểm trừ này
- Game thủ chắc sẽ cần: Màn hình gaming 27 inch 4K 160Hz, giá chỉ hơn 8 triệu đồng
- Bỏ tiền đăng ký YouTube Premium vẫn xuất hiện quảng cáo app cờ bạc, sự thật có đúng?
- Đây là chiếc điện thoại thay thế được cả iPhone 15 Pro Max với giá chỉ bằng một nửa: Tin được không?
Là một thiết bị bỏ túi nhỏ bé, nhưng iPhone có thể giúp chúng ta dõi theo rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống của mình, như lịch trình, giao tiếp mọi người, tài chính và sức khỏe. Nó đủ thông minh để đề xuất cách tối ưu hóa thời gian sử dụng thiết bị, nhắc nhở chúng ta thời gian sử dụng máy hàng ngày. Chính những điểm này đã góp phần giúp iPhone trở thành thiết bị hấp dẫn mọi người. Và Apple vừa nâng tầm quan trọng của iPhone trong cuộc sống lên tầm cao mới với một ứng dụng đang rất được mong đợi.
Apple vừa phát hành iOS 17.2 cho iPhone và bản cập nhật này đi kèm với một trong những ứng dụng được chờ đợi nhất trong thời gian gần đây: Journal (Nhật ký). Ứng dụng Journal mới được thiết kế để giúp bạn suy ngẫm và trân trọng những khoảnh khắc trong ngày và trong quá khứ.
Sử dụng ứng dụng Journal
Dù ứng dụng này thoạt nhìn khá bình thường, nhưng khi bạn nhấn vào biểu tượng dấu “+” và bắt đầu ghi chú, thì Journal sẽ cho thấy sự khác biệt giữa nó và những ứng dụng ghi nhật ký khác.
Sau khi bạn nhấn vào nút “+”, ứng dụng Journal sẽ cung cấp danh sách các lời nhắc có tên là Suy ngẫm (Reflections) mà bạn có thể dùng để lên ý tưởng cho nhật ký. Những lời nhắc suy ngẫm hàng ngày giúp người dùng tập trung vào mục đích sống của mình, cũng như sự biết ơn hay lòng tốt,...
Những suy ngẫm được trộn lẫn với các gợi ý dựa trên những gì bạn đã làm trong ngày. Nó dựa trên tính năng Moments (Khoảnh khắc) của Apple để truy cập dữ liệu của bạn - như vị trí, ảnh và video, cuộc gọi FaceTime, v.v. Apple cho phép bạn chọn dữ liệu bạn muốn chia sẻ với ứng dụng.
Dữ liệu này là riêng tư và được lưu trữ trên thiết bị (ngoài các bản sao lưu trên iCloud được mã hóa). Công ty cho biết: “Tất cả nội dung trong ứng dụng Nhật Ký đều được mã hóa hai chiều khi lưu trữ trên iCloud để không ai ngoài người dùng có thể truy cập những nội dung đó.”
Khi nhấn vào “New Entry” để viết nhật ký mới, bạn có thể chọn nhập các mục nhật ký của mình và chọn ảnh (từ thư viện hoặc chụp ảnh mới), thêm bản ghi âm và thêm vị trí của bạn vào đó.
Apple cho phép bạn thêm lời nhắc thông báo nếu bạn muốn nhắc nhở thời gian viết nhật ký hàng ngày. Bạn có thể đặt lời nhắc thông báo bằng cách đi tới Settings > Journal > Journaling Schedule.
Tính năng Suggestions (Gợi ý) đầy hứa hẹn
Tính năng Suggestions của Journal là một ý tưởng khá thông minh, có thể nói chúng đóng vai trò như một nơi để chúng ta tìm lại những ký ức của mình. Trên một chiếc iPhone ngày nay thường có đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bức ảnh, thì việc tình cờ được gợi ý 1 kỷ niệm nào đó sẽ khiến bạn hồi tưởng lại, giúp những hình ảnh đó trở nên có giá trị hơn là chỉ là những bức ảnh chụp rồi lãng quên.
Ứng dụng cũng có thể tự tổng hợp những ảnh dựa trên sở thích của bạn nhờ công nghệ máy học. Ví dụ nếu bạn có thể thích uống cafe, hay chụp ảnh liên quan đến thức uống này, thì ứng dụng cũng sẽ tự tổng hợp lại.
Và Apple cũng không giữ những tính năng này cho riêng ứng dụng của mình. Công ty cho biết với API gợi ý ghi nhật ký mới, các ứng dụng ghi nhật ký của bên thứ ba cũng có thể gợi ý những khoảnh khắc để người dùng viết về khoảnh khắc đó.
Tất nhiên, là một ứng dụng mới, đôi khi Nhật ký cũng sẽ có những gợi ý sai hoặc đưa ra các gợi ý không phù hợp. Đồng thời, ứng dụng cũng thiết một số tính năng cần thiết như Tìm kiếm hay Chia sẻ, nhưng những điều này có thể trở nên tốt hơn theo thời gian khi AI học được thói quen của bạn và Apple có thể thêm những tính năng mới qua các bản cập nhật tương lai.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?