Apple theo thường lệ sẽ trao thưởng khoảng 25,000 USD cho tới 200,000 USD cho các lỗ hổng tùy vào mức độ nghiêm trọng.
Tuần vừa qua có lẽ là một tuần "đáng buồn" của Apple khi sự cố nghe lén bằng FaceTime xảy ra đã khiến nhiều người dùng lo lắng và hoảng sợ, thậm chí còn khiến Apple phải đối mặt với 2 vụ kiện về quyền riêng tư của người dùng tại Canada và Texas.
Lỗ hổng FaceTime cho phép người gọi nghe lén và nhìn trộm qua camera ngay cả khi đối phương chưa nhấc máy
Lỗ hổng nghe lén FaceTime này lần đầu được báo cáo bởi một cậu bé có tên Grant Thompson và mẹ của cậu bé đã đăng tải một đoạn tweet lên Twitter thông báo về lỗ hổng này vào ngày 20/1, thậm chí còn tag cả Apple vào bài đăng của mình. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà Apple đã không hề có bất cứ phản hồi nào, cho tới khi vụ việc trở nên nghiêm trọng hơn.
Mẹ của cậu bé Grant Thompson đã báo cáo với Apple về lỗ hổng vào ngày 20/1
Apple sau đó đã phải nhanh chóng vô hiệu hóa tính năng FaceTime nhóm như là một cách để bảo vệ người dùng cho tới khi một bản vá bảo mật được phát hành trong tuần này.
Tới hôm nay, trang tin CNBC đã cho biết, một giám đốc cấp cao của Apple đã tới thăm nhà của cậu bé Thompson ở Arizona vào thứ 6 tuần vừa qua. Có vẻ như họ đã thỏa thuận với nhau về việc cậu bé đã thông báo cho Apple lỗ hổng, cũng như cho biết Thompson sẽ nhận được một khoản tiền thưởng vì đã phát hiện ra lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng lần này.
"Họ cho biết Grant đủ điều kiện để nhận được một khoản tiền thưởng vì đã tìm ra lỗ hổng bảo mật. Nếu thằng bé thực sự nhận được một khoản tiền thưởng cho những gì nó tìm được thì đây sẽ là bước đệm giúp ích cho nó trong việc học sau này, đặc biệt là trong lĩnh vực mà thằng bé đang hứng thú, và hy vọng rằng nó sẽ đạt được nhiều hơn nữa trong tương lai", Michele Thompson, mẹ của cậu bé Grant cho biết.
Tính năng FaceTime nhóm đã bị Apple vô hiệu hóa tạm thời cho tới khi bản cập nhật được phát hành
Không phải ai khi tìm ra lỗ hổng bảo mật của Apple cũng sẽ nhận được tiền thưởng, chương trình này chỉ giới hạn cho một số người nhất định cũng như các lỗ hổng bảo mật cụ thể, ví dụ như các lỗ hổng về iCloud hay việc khai thác bảo mật từ các ứng dụng iOS. Theo chính sách của Apple thì tiền thưởng sẽ không được trao cho bất cứ cá nhân nào phát hiện các lỗ hổng có trong phần mềm của Apple. Vì vậy, việc Thompson tìm ra lỗ hổng trong phần mềm iOS theo quy tắc là không đủ điều kiện nhận thưởng.
Tuy nhiên, có lẽ vì mức độ nghiêm trọng của lỗ hổng lần này mà Apple dường như sẽ "phá vỡ" quy tắc của mình. Mặc dù thông tin chi tiết về phần thưởng cho cậu bé Grant vẫn chưa được tiết lộ cụ thể. Apple theo thường lệ sẽ trao thưởng khoảng 25,000 USD cho tới 200,000 USD cho các lỗ hổng tùy vào mức độ nghiêm trọng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI