Phán quyết sau cùng có thể buộc Qualcomm phải thay đổi chính sách bán chip và cấp phép của mình.
Ngày 15 tháng 4 tới, một phiên tòa tại San Diego sẽ giải quyết vụ kiện giữa Apple và các đối tác với nhà sản xuất chip Qualcomm. Theo CNET, các công ty lắp ráp iPhone như Foxconn, Compal, Pegatron và Wistron đang mong nhận được 27 tỷ USD tiền bồi thường thiệt hại từ Qualcomm. Nhóm các công ty này cho rằng Qualcomm đã vi phạm luật chống độc quyền và vi phạm các hợp đồng khác nhau.
Có thể bạn sẽ thắc mắc vì sao những công ty này lại tham gia vào trận chiến giữa Apple và Qualcomm? Đó là bởi vì họ là những công ty cấp phép bằng sáng chế của Qualcomm cho Apple. Cả Apple và Qualcomm cũng đang tìm kiếm các khoản bồi thường thiệt hại cho riêng mình trong vụ kiện này.
Vụ kiện bản quyền của Apple và Qualcomm chuẩn bị được đưa ra xét xử
Lịch xét xử dự kiến sẽ diễn ra trong 20 ngày với một hồ sơ chung được cung cấp bởi cả Apple và Qualcomm. CEO của cả 2 công ty, (lần lượt là Tim Cook và Steve Mollenkopf), cũng như giám đốc điều hành từ các nhà sản xuất điện thoại khác như Samsung, Motorola và các chuyên gia trong ngành là những người có tên trong danh sách nhân chứng vụ kiện.
Qualcomm sở hữu bằng sáng chế về phần mềm được sử dụng trong hầu hết các smartphone và công nghệ liên quan đến kết nối 3G, 4G, 5G. Đây là những thứ mà Qualcomm thu phí bản quyền dựa trên những con chip mà họ bán. Apple đã yêu cầu các nhà sản xuất hợp đồng của mình ngừng trả tiền bản quyền cho Qualcomm vì cho rằng nhà sản xuất chip này đã không cấp phép bản quyền một cách công bằng. Bằng sáng chế này phải được cấp phép bởi các nhà sản xuất để đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Apple và các nhà sản xuất điện thoại khác không hài lòng với chính sách "không giấy phép, không chip" của Qualcomm và cho rằng công ty mình đang trả tiền bản quyền cho cả những chiếc smartphone không sử dụng bất kỳ bằng sáng chế nào của Qualcomm. Ngoài số tiền bồi thường thiệt hai 27 tỷ USD được bên kiện yêu cầu, phán quyết của tòa án có thể sẽ khiến Qualcomm phải thay đổi cách thức cấp phép và bán chip.
Qualcomm mất một trong các bằng sáng chế của mình
Qualcomm đã thành công trong một số vụ kiện khi phát hiện Apple vi phạm bằng sáng chế của mình. Đầu tuần này, Thẩm phán ITC MaryJoan McNamara đã phán quyết rằng Apple đã vi phạm một số bằng sáng chế của Qualcomm và đề xuất lệnh cấm đối bán với các phiên bản iPhone 7, iPhone 7 Plus, iPhone 8, iPhone 8 Plus và iPhone X sử dụng modem chip của Intel. Quyết định đó hiện đang được xem xét trước toàn bộ ủy ban và kết quả cuối cùng sẽ được công bố vào tháng 7. Cùng ngày quyết định được công bố, phán quyết cuối cùng đã được ITC ban hành trong một vụ vi phạm bằng sáng chế khác liên quan đến Qualcomm và Apple. Ban đầu, Thẩm phán Thomas Pender phán quyết rằng Apple đã vi phạm bằng sáng chế của Qualcomm, nhưng không khuyến nghị lệnh cấm nhập khẩu đối với một số mẫu iPhone nhất định. Nhưng sau đó, toàn bộ ủy ban đã quyết định rằng bằng sáng chế của Qualcomm là không hợp lệ, khiến họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc giữ nguyên quyết định của Thẩm phán Pender (không cấm iPhone ở Hoa Kỳ).
Tất cả các cuộc chiến pháp lý này đã ảnh hưởng đến mối quan hệ của Qualcomm với Apple và khiến 2 công ty đều phải trả những cái giá nhất định. Từ 2011-2015, Qualcomm độc quyền cung cấp chip modem cho iPhone. Trong hai năm sau đó, cả Qualcomm và Intel đều chia sẻ nhiệm vụ cung cấp thành phần quan trọng này của iPhone cho Apple. Nhưng năm ngoái, Apple đã quyết định từ bỏ Qualcomm và các mẫu iPhone 2018 chỉ sử dụng chip modem Intel.
Chi tiết thú vị nhất liên quan đến Qualcomm là vụ kiện tập thể mà đối tượng tham gia là bất kỳ ai mua smartphone sau ngày 11 tháng 2 năm 2011. Đây được xem là vụ kiện tập thể lớn nhất trong lịch sử, hơn 250 triệu chủ sở hữu điện thoại đang yêu cầu Qualcomm đền bù số tiền từ 4,84 tỷ USD đến 5,54 tỷ USD.
Tham khảo: PhoneArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín