Aune T1 Special Edition: "thần đèn" trở lại, lợi hại gấp đôi !

    Hải Tố,  

    "Hậu duệ" thứ 3 của dòng DAC/AMP đèn từng được nhiều người chơi Việt Nam yêu thích

    Với người chơi âm thanh tại Việt Nam, thương hiệu Aune - nổi tiếng với những mẫu DAC/AMP sử dụng đèn bán dẫn đình đám trong tầm giá 200 USD như Aune T1, Aune T1 MKII không còn quá xa lạ. Đặc trưng bởi âm thanh màu của bóng đèn, loại âm ngọt ngào, mượt mà, quyến rũ này đã từng "đốn tim" bao nhiêu người chơi khi vừa chập chững vào thế giới audio.

    Sau sự thành công của 2 phiên bản T1 & T1 MKII, nhà sản xuất đến từ Trung Quốc tiếp tục trình làng Aune T1SE (Secial Edition) - "hậu duệ" thứ 3 của dòng "DAC đèn" được rất nhiều người ưa chuộng trong phân khúc tầm trung. Với giá bán 5.800.000 VNĐ - nhỉnh hơn khá nhiều so với phiên bản MKII - liệu Aune T1SE có gì đặc biệt?

     Toàn bộ Aune T1SE được đóng hộp cực kỳ cẩn thận trong lớp mút chống sốc

    Toàn bộ Aune T1SE được đóng hộp cực kỳ cẩn thận trong lớp mút chống sốc

     Thông số kĩ thuật của sản phẩm, trong đó đáng chú ý là khả năng giải mã 24BIT/192K, DSD

    Thông số kĩ thuật của sản phẩm, trong đó đáng chú ý là khả năng giải mã 24BIT/192K, DSD

     Thiết kế trẻ trung, tinh tế luôn là một điểm mạnh của series Aune T1 so với dáng vẻ công nghiệp cũ kỹ của các loại AMP/DAC đèn khác. Vẫn là lớp vỏ nhôm nguyên khối bóng bẩy, rất ăn nhập cùng các sản phẩm tuyệt đẹp đến từ Apple.

    Thiết kế trẻ trung, tinh tế luôn là một điểm mạnh của series Aune T1 so với dáng vẻ công nghiệp cũ kỹ của các loại AMP/DAC đèn khác. Vẫn là lớp vỏ nhôm nguyên khối bóng bẩy, rất ăn nhập cùng các sản phẩm tuyệt đẹp đến từ Apple.

     Kích thước của Aune T1SE lần lượt là 135 x 97 x 40mm cùng trọng lượng khoảng 0,6 kg

    Kích thước của Aune T1SE lần lượt là 135 x 97 x 40mm cùng trọng lượng khoảng 0,6 kg

     Chân cắm bóng đèn cho phép người dùng nâng cấp bóng stock lên các loại tube xịn của Phillips, Amperex, Voskhod hay Tung-Sol với giá thành từ vài trăm nghìn lên tới cả triệu đồng.

    Chân cắm bóng đèn cho phép người dùng nâng cấp bóng stock lên các loại tube xịn của Phillips, Amperex, Voskhod hay Tung-Sol với giá thành từ vài trăm nghìn lên tới cả triệu đồng.

    Núm điều chỉnh âm lượng kiểu cách, mân mê xoay vặn rất sướng tay bên cạnh công tắc chuyển input (Line/USB).
    Núm điều chỉnh âm lượng kiểu cách, mân mê xoay vặn rất sướng tay bên cạnh công tắc chuyển input (Line/USB).
     Aune T1SE vẫn chỉ support cổng cắm 6.3 mm như 2 phiên bản trước. Bên cạnh đó, nhà sản xuất này cũng tặng kèm jack chuyển 6.3 - 3.5mm cho người dùng.

    Aune T1SE vẫn chỉ support cổng cắm 6.3 mm như 2 phiên bản trước. Bên cạnh đó, nhà sản xuất này cũng tặng kèm jack chuyển 6.3 - 3.5mm cho người dùng.

     Mặt sau của Aune T1SE bao gồm jack cắm nguồn, công tắc on/off, input USB (có thể kết nối với smartphone qua cáp OTG), ngõ Audio IN, OUT.

    Mặt sau của Aune T1SE bao gồm jack cắm nguồn, công tắc on/off, input USB (có thể kết nối với smartphone qua cáp OTG), ngõ Audio IN, OUT.

    Một sự bất tiện của chiếc DAC/AMP này là phần gain vẫn nằm ở dưới đáy và hơi thụt vào như các phiên bản trước. Có 3 mức gain là 0dB, 10 dB và 16dB.
    Một sự bất tiện của chiếc DAC/AMP này là phần gain vẫn nằm ở dưới đáy và hơi thụt vào như các phiên bản trước. Có 3 mức gain là 0dB, 10 dB và 16dB.
    4 chân đế cao su giúp cố định, chống trơn trượt
    4 chân đế cao su giúp cố định, chống trơn trượt
     Dây kết nối USB đi kèm

    Dây kết nối USB đi kèm

    Việc sử dụng nguồn từ điện trực tiếp thông qua adapter sẽ khiến tính portable của Aune T1SE sẽ bị hạn chế đáng kể. Tuy nhiên, nó sẽ đảm bảo cho DAC/AMP luôn hoạt động ổn định cùng khả năng lọc nhiễu tốt. Thậm chí, cục nguồn này còn nặng hơn trọng lượng của Aune T1SE.

    Cuối cùng, 1 trong những điều minh chứng sự chăm chút của Aune cho thiết bị của hãng thể hiện qua ... hướng dẫn sử dụng. Nhà sản xuất này đã cho tất cả tài liệu cùng driver vào một chiếc USB, như vậy người dùng có thể ngay lập tức cài đặt, sử dụng thiết bị mà không cần phải download driver.

    Lâu nay, một số người chơi ở Việt Nam vẫn nhầm lẫn khi gọi Aune T1 là "Amp đèn" - điều này là không chính xác. Bởi vì chiếc bóng đèn này thực tế nằm trên mạch DAC, điều này cho phép người dùng có thể phối ghép Aune T1SE với một chiếc amp tương xứng để tận dụng tối đa khả năng cũng như tận hưởng được nét trầm ấm của chiếc "DAC đèn" này mang lại.

     Chân cắm bóng đèn cho phép người dùng nâng cấp bóng zin lên các loại tube xịn từ Phillips, Amperex, Voskhod hay Tung-Sol với giá thành từ vài trăm nghìn lên tới cả triệu đồng.

    Chân cắm bóng đèn cho phép người dùng nâng cấp bóng zin lên các loại tube xịn từ Phillips, Amperex, Voskhod hay Tung-Sol với giá thành từ vài trăm nghìn lên tới cả triệu đồng.

    Bóng stock đi kèm Aune T1SE vẫn là Electro Harmonix 6922EH như 2 phiên bản trước đó. Giá bán lẻ của 6922EH trên amazon là hơn 20 USD, trong khi tại thị trường Việt Nam con số này giao động trong khoảng 300.000 - 400.000 VNĐ. Mặc dù được hứa hẹn là mang lại một chất bass sâu, impact tốt, mid treble mượt mà nhưng với cá nhân tôi, 6922EH vẫn thiếu chút gì đó điểm nhấn, cá tính để mang tới người nghe một "ấn tượng khó phai".

    Thật ra một khi đã sở hữu Aune T1, tôi đoán rằng không sớm thì muộn bạn cũng sẽ sớm "sa lầy" vào thú chơi bóng đèn (nếu có điều kiện). Không chỉ đơn giản là ta mua một chiếc bóng hợp gu nhạc, giá trị sử dụng tốt mà đằng sau nhãn mác, tên hiệu của nó có thể là những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa không thể đo đếm được. Sưu tầm bóng cũng là một thú chơi - rất dễ gây nghiện và vô cùng tốn kém.

    Quay lại với Aune T1SE, nếu bóng stock vẫn chưa đủ "ép phê" với bạn, có vô vàn sự lựa chọn cho bạn trong dòng bóng họ 6DJ8, 6922, ECC88, 6N23P-EB từ các nhà sản xuất, quốc gia khác nhau cùng chất lượng và giá thành tương ứng. Trước đây với Aune T1 MKII, tôi đã trải nghiệm với bóng 7308 AMPEREX (hàng 2nd, giá hơn 1 triệu đồng, mua tại một cửa hàng audio nổi tiếng trên phố Khâm Thiên) và thật buồn ... khi từ đó, 6922EH đã yên phận ở vị trí góc tủ.

    Trong vai trò là một thiết bị giải mã âm thanh, Aune T1SE có khả năng xử lý tín hiệu 24-bit/192kHz và được đa số định dạng nhạc số hiện nay, bao gồm cả DSD64 - sự thay đổi đáng kể so với các thế hệ trước (chỉ giải mã được 24-bit/96kHz). Bên cạnh đó, việc xuất DAC từ smartphone qua cổng OTG cũng là một điểm cộng cho chiếc DAC/AMP này trong thời đại âm nhạc di dộng ngày càng được nhiều người ưa chuộng.

    Về chất âm, Aune T1SE vẫn giữ được nét đặc trưng đã làm nên sự thành công của những phiên bản trước đó:ấm áp và ngọt ngào. Bass đánh chắc nẩy hơn dù lượng bass không thay đổi quá nhiều, mid vẫn dày, ấm áp nhưng độ chi tiết được cải thiện đáng kể, treble bớt harsh (giọng Yao Si T ít bị sibilance nặng ở các nốt cao) và extended tốt.

    Bên cạnh đó, với công suất khá khỏe (240mW tại 300 Ohm - ở phiên bản MKII là 150mW tại 300 Ohm) nên Aune T1SE không gặp quá nhiều khó khăn khi kéo những chiếc headphone ở phân khúc tầm trung như Beyerdynamic DT770, DT880, DT990 (250 Ohm), Sennheiser HD600, HD650, cả Yuin PK1 (150 Ohm), VE Asura 2.0 (150 Ohm) hay VE Zen (320 Ohm) - những ông vua "khó chiều" của dòng tai nghe earbud.

    Song công bằng mà nói, với những đôi tai khó tính thì phần âm thanh mà Aune T1SE tái tạo thông qua chip ampli tích hợp vẫn chưa thể có được chất lượng như kỳ vọng. Suy cho cùng, nhà sản xuất đến từ Trung Quốc cũng muốn người dùng hiểu rằng, sức mạnh của Aune T1 đến từ mạch DAC - nơi họ có thể nâng cấp tube để để sở hữu nhiều loại âm thanh cho một thiết bị ở phân khúc tầm trung.

    Nếu có thể lựa chọn một chiếc head bán dẫn tương xứng - bạn hoàn toàn có thể tận dụng được tối đa khả năng của chiếc "DAC đèn" này. Còn chưa đủ điều kiện kinh tế - tạm thời cắm chay qua cổng 6.3mm rồi làm đôi ba cặp bóng để trải nghiệm cũng không tồi chút nào !

    Xin cảm ơn cửa hàng Xuân Vũ Audio đã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện bài viết này.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ