Ba bài học kinh nghiệm từ Zalo

    Theo Hãng,  

    Ra đời sau các ứng dụng như Viber, Skype, Line… Zalo vẫn có được những bước đi mạnh mẽ, nhờ vào sự chuẩn bị kĩ lưỡng cũng như phân tích thấu đáo phân khúc người dùng mục tiêu. Tận dụng những bài học mà các ứng dụng OTT cũng như VoIP truyền thống đi trước, Zalo đã xây dựng cho mình một giao diện thân thiện với người dùng cũng như khả năng kết nối tiện lợi.

    Ra đời sau các ứng dụng như Viber, Skype, Kakao Talk, Line… Zalo vẫn có được những bước đi mạnh mẽ, nhờ vào sự chuẩn bị kĩ lưỡng cũng như phân tích thấu đáo phân khúc người dùng mục tiêu. Tận dụng những bài học mà các ứng dụng OTT cũng như VoIP truyền thống đi trước, Zalo đã xây dựng cho mình một giao diện thân thiện với người dùng cũng như khả năng kết nối tiện lợi.

     

    Tại sự kiện Mobile Day được tổ chức vào ngày 18/5 vừa qua, anh Đào Ngọc Thành, giám đốc Zing Mobile, phụ trách sản phẩm Zalo đã có đôi lời chia sẻ: “Khi mới ra mắt, Zalo mong muốn trở thành không chỉ một ứng dụng liên lạc thuần túy, mà còn có thể kết nối như dạng mạng xã hội thu nhỏ, lấy cảm hứng từ chính Zing Me. Tuy nhiên, qua thời gian thử nghiệm, lắng nghe ý kiến người dùng, muốn có một sự tách bạch giữa 2 hệ thống, Zalo đã nhanh chóng tiếp thu và liên tục nhận được phản hồi tích cực”.

     

    Có thể nói, lắng nghe và tiếp thu ý kiến người dùng cũng là một điểm cộng khi nhắc đến sản phẩm.

     

     Đào Ngọc Thành, giám đốc Zing Mobile, phụ trách sản phẩm Zalo

    Đào Ngọc Thành, giám đốc Zing Mobile, phụ trách sản phẩm Zalo

     

    Trước khi đảm nhận vị trí giám đốc Zing Mobile, anh Đào Ngọc Thành từng làm việc ở những tập đoàn hàng đầu thế giới như Kofax và Microsoft

     

    Hướng đến đúng đối tượng người dùng

     

    Có thể thấy, mỗi một ứng dụng bất kì cũng có một phân khúc người dùng nhất định, và Zalo cũng không là ngoại lệ. Một trong những kinh nghiệm quý giá nhất để sản phẩm có được thành công như ngày hôm nay là hướng đến đúng đối tượng người dùng đã được đề ra – những người chưa lập gia đình trong độ tuổi từ 18-30. Những kế hoạch quảng bá thương hiệu cũng như mở rộng người dùng đều được xây dựng xung quanh những người ở trong độ tuổi kể trên, và liên tục thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ứng dụng. Có thể thấy đây cũng chính là một trong những kinh nghiệm quý giá mà nhóm phát triển Zalo đã rút ra được trong suốt quá trình hoạt động.

     

    Việc vận hành sản phẩm dĩ nhiên cũng không kém phần khó khăn so với khi phát triển. Đặc biệt là quá trình làm các chiến dịch nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ đa dạng nhiều nền tảng khác nhau, nhiều phương thức giao tiếp khác nhau, đem lại được cho người dùng nhiều trải nghiệm thú vị bản thân ứng dụng cũng đã có được sức mạnh lan tỏa đáng kể trong cộng đồng. Đặc biệt, không chỉ có smartphone mới có thể cài đặt được ứng dụng, mà những người dùng các thiết bị di động feature phone có hỗ trợ Java cũng được trải nghiệm Zalo.

     

    Cơ sở hạ tầng là quan trọng nhất

     

    Với một lượng người dùng rất đông cho đến thời điểm này (hơn 2,3 triệu người) và lượng đăng nhập cũng như tin nhắn cực khủng (20 triệu tin nhắn/ngày), cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cho những người dùng có được trải nghiệm ổn định và mượt mà nhất.

     Ngày hội Mobile Day thu hút sự quan tâm của người bạn trẻ đam mê công nghệ.

    Ngày hội Mobile Day thu hút sự quan tâm của người bạn trẻ đam mê công nghệ.

     

    Chính vì thế, cũng trong buổi giao lưu ở Mobile Day 2013, bên cạnh những chia sẻ về sự phát triển của ứng dụng, những kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng để đem lại cho các thành viên Zalo những giờ phút thư giãn đúng nghĩa nhất cũng được nhắc đến. Theo đó, để đảm bảo có thể xử lý được 150 triệu yêu cầu được gửi đến máy chủ mỗi ngày, nhóm phát triển sản phẩm Zalo đã sử dụng 39 máy chủ được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Ngoài ra, để tối ưu hóa tốc độ cũng như hiệu quả của việc xử lý các nhiệm vụ được gửi đến, nhóm phát triển Zalo cũng đã tự phát triển cho mình nền tảng với các quy trình truy xuất dữ liệu hợp lí.

     

    Dĩ nhiên, đối với một mạng xã hội nói chung, và bản thân Zalo nói riêng, lưu trữ thông tin cá nhân của người dùng luôn là một điều cực kì quan trọng. Không ai muốn vì một lý do nào đó mà toàn bộ hình ảnh của mình trên mạng xã hội bỗng dưng bốc khói cả. Chính vì thế, Zalo luôn đặt mục tiêu lưu trữ và phục hồi dữ liệu người dùng lên hàng đầu. Sử dụng thiết kế công nghệ cao, ứng dụng có thể đảm bảo được rằng, ở một thời điểm bất kì, luôn có 2 “công nhân” cùng thực hiện xử lý một tác vụ, và khi “người này nghỉ ngơi, người kia vẫn sẽ tiếp tục làm” để đảm bảo công việc được hoàn thành một cách trọn vẹn.

     

    Một chi tiết nhỏ, nhưng cũng đóng tầm ảnh hưởng khá quan trọng là Zalo sẽ cho phép tương tác với các nhà phát triển ứng dụng thứ 3. Điều này sẽ đem lại cho ứng dụng những nội dung giải trí thú vị cho người dùng, mà còn có thể giúp các nhà phát triển Việt có những giải pháp hỗ trợ nhằm biến Zalo thành một mạng xã hội hoàn chỉnh.

     


    Slide trình chiếu của Zalo tại Vietnam Mobile Day 2013 TP. Hồ Chí Minh.


     
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ