Kepler-30, một hệ sao gồm 3 hành tinh cách chúng ta 10.000 năm ánh sáng, có điểm tương đồng lạ kỳ với hệ Mặt Trời.
- Trái Đất và Mặt Trăng sẽ trông như thế nào khi quan sát từ không gian hoặc từ những hành tinh khác?
- Phát hiện mới về tia X có thể cứu Trái Đất khỏi thảm họa tiểu hành tinh?
- Tình cờ tìm thấy ổ trứng của loài chim hiếm nhất hành tinh: Cả thế giới chỉ còn dưới 40 con
- Phát hiện loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh đã sinh sản: Cả thế giới chỉ còn 80 con
- Kepler 22-b: Bí ẩn vũ trụ và lời mời gọi từ hành tinh xa lạ!
Trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature, các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện ra hệ sao đầu tiên mà tất cả các hành tinh nằm trên mặt phẳng quỹ đạo y như hệ Mặt Trời của chúng ta.
Chưa kể, nằm ở trung tâm của hệ thống này là Kepler-30, một ngôi sao sáng và lớn như Mặt Trời.
Hệ Mặt Trời là một hệ sao vô cùng đặc biệt với quỹ đạo của cả 8 hành tinh là những hình elip được đặt trên cùng một đĩa phẳng, đồng điệu với sự quay của Mặt Trời.
Cho dù nhân loại đã biết đến hơn 5.000 ngoại hành tinh - đồng nghĩa với số lượng khổng lồ các hệ sao mà chúng thuộc về - chúng ta chưa từng thấy cảnh các hành tinh "anh em" quay trên cùng một đĩa như vậy.
Để tìm ra hệ thống đặc biệt này, nhóm nghiên cứu từ Viện Công nghệ Massachusett , Đại học California ở Santa Cruz (Mỹ) và các tổ chức khác đã phân tích dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Kepler của NASA, một thiết bị theo dõi tới 150.000 ngôi sao.
Để tìm kiếm các hành tinh của Kepler-30 cũng như xác định quỹ đạo của chúng, họ đã theo dõi các điểm tối xuất hiện trên bề mặt của ngôi sao cũng như các cấu trúc tương tự vết đen Mặt Trời trên thế giới này.
Từ các điểm dữ liệu, nhóm tác giả kết luận rằng Kepler-30 quay dọc theo một trục vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh lớn nhất.
Sau đó, các nhà nghiên cứu xác định sự liên kết quỹ đạo các hành tinh bằng cách nghiên cứu các hiệu ứng hấp dẫn của hành tinh này lên hành tinh khác.
Bằng cách đó, các biến thể thời gian của các hành tinh khi chúng di chuyển qua ngôi sao, nhóm nghiên cứu đã đưa ra cấu hình quỹ đạo tương ứng và phát hiện ra rằng cả ba hành tinh đều liên kết dọc theo cùng một mặt phẳng.
Sự đồng điệu này tạo ra cho hệ thống một sự ổn định đặc biệt, giống như hệ Mặt Trời của chúng ta, nơi các hành tinh đã hòa nhịp bình yên trong hàng tỉ năm.
PGS James Lloyd, từ Đại học Cornell, người không tham gia vào nghiên cứu này, bình luận rằng phát hiện mới có thể làm sáng tỏ cách mà sự sống tiến hóa trong vũ trụ.
Để có khí hậu ổn định phù hợp với sự sống, một hành tinh cần phải ở trong quỹ đạo ổn định. Vì vậy, sự phổ biến của các hệ sao giống hệ Mặt Trời cũng giúp chúng ta biết được sự sống phổ biến như thế nào trong vũ trụ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời