Baby Shark 7,6 tỷ view đứng top 1 thế giới nhưng lại có bí mật về bản quyền ít ai biết, đến nay vẫn chưa thể phán xử

    Thanh Anh, Theo Trí Thức Trẻ 

    Vốn dĩ không có khởi nguồn rõ ràng nên những vụ việc xoay quanh vấn đề bản quyền của bản hit 7,6 tỷ view Baby Shark đến nay vẫn lưng chừng, chưa rõ ràng.

    Ra mắt từ giữa năm 2016 nhưng tiếng tăm của ca khúc Baby Shark thực sự lan rộng chính là từ năm 2019. Baby Shark đã trở thành bài ca "ám ảnh" của các bà mẹ bỉm sữa và trẻ em, thậm chí cả những người trẻ thuộc team-qua-đường bị thụ động nghe bài hát này. Thế nhưng với sức sống bền bỉ, cho đến nay, ca khúc vẫn tiếp tục nhận được sự chú ý, lượt view thì vẫn tằng tằng tăng đều đặn.

    Gần đây, "thánh ca thiếu nhi" đã đạt được thành tích vượt qua "đối thủ nặng ký" Despacito để trở thành video có lượt view trên YouTube cao nhất thế giới.

    Baby Shark Dance - PINKFONG Songs for Children

     Baby Shark 7,6 tỷ view đứng top 1 thế giới nhưng lại có bí mật về bản quyền ít ai biết, đến nay vẫn chưa thể phán xử - Ảnh 2.

    Lượt view hiện tại của Baby Shark

    Biết Baby Shark là một hiện tượng âm nhạc của thế giới, biết Baby Shark đạt được nhiều thành tích đáng nể trong thị trường giải trí quốc tế, thậm chí giai điệu "từ gây nghiện đến ám ảnh" của Baby Shark cũng quanh quẩn trong đầu mọi người. Thế nhưng ít ai biết rằng, ca khúc này lại vướng không biết bao nhiêu vấn đề xoay quanh bản quyền âm nhạc.

    Baby Shark không phải của Pinkfong!

    Dựa theo video gốc đạt hơn 7,6 tỷ view (tính đến thời điểm hiện tại) của Baby Shark thì đây là video do công ty Pinkfong sản xuất. Được biết, Pinkfong là một hãng ca nhạc của công ty giáo dục và giải trí SmartStudy ở Hàn Quốc - một công ty con trực thuộc Samsung Publishing. Pinkfong vốn chuyên sản xuất những nội dụng trực tuyến, chủ yếu dưới dạng video được làm bài bản, có màu sắc tươi sáng và đăng tả trên kênh YouTube. Các video của Pinkfong luôn thu hút hàng triệu lượt theo dõi từ trẻ em trên khắp thế giới.

     Baby Shark 7,6 tỷ view đứng top 1 thế giới nhưng lại có bí mật về bản quyền ít ai biết, đến nay vẫn chưa thể phán xử - Ảnh 3.

    Sau 4 năm ra mắt, Baby Shark đã đạt hơn 7 tỷ view và lượt view vẫn tăng đều đặn

    Tuy vậy, nếu tìm hiểu cặn kẽ sự tình thì Baby Shark không phải của Pinkfong. Vào ngày 15/1/2007, một phụ nữ Đức có tên Alexandra Muller đã đăng tải lên YouTube một video có tên Kleiner Hai (tạm dịch: Chú Cá Mập Nhỏ). Có thể nói, đây được xem là video tiên phong cho trào lưu Baby Shark sau này.

    Người phụ nữ này đã lấy vài câu hát bằng tiếng Pháp cùng với động tác mô phỏng hàm cá mập nổi lên vào thời điểm đó. Video của Alexandra Muller bắt đầu lan rộng trong nước Đức sau khi một DJ đã remix lại ca khúc theo âm điệu techno.

    Kleiner Hai

    Sau đó, một người đàn ông tên Johnny Only hẳn đã nghe qua ca khúc nên đã viết lại ca khúc và "biến tấu" phần nhạc cho hay hơn. Năm 2011, Johnny Only đã đăng tải lên kênh YouTube của mình đoạn clip ông cùng gia đình vui chơi, nhảy múa và hát bài hát này. Ông đặt tên cho ca khúc là Baby Shark Song.

    Tuy nhiên, bởi vì Johnny Only chỉ là một YouTuber không mấy tiếng tăm nên chiếc clip này của ông chỉ nhận được "lèo tèo" vài chục nghìn lượt view. Và mọi thứ chỉ dừng lại ở đấy, không nổi tiếng, không thành tích.

    Mãi cho đến khi Pinkfong vô tình lượm lặt được clip này trên YouTube và mang về "xào nấu" thì Baby Shark mới thực sự trở thành hiện tượng toàn cầu.

    Johnny Only - Baby Shark Song (Non-dismemberment version)

    Bản quyền âm nhạc thuộc về ai?

    Câu hỏi "Bản quyền âm nhạc thuộc về ai?" đến nay vẫn là dấu chấm hỏi bỏ lửng.

    Âu cũng bởi khởi nguồn của ca khúc đã có sự nhập nhằng - khi người này tạo ra, người nọ lượm lặt và chỉnh sửa - nên vấn đề bản quyền âm nhạc mãi mãi vẫn sẽ là vấn đề gây tranh cãi, dù muốn dù không.

    Ngay khi tên tuổi của Baby Shark bắt đầu được lan rộng thì tại Hàn Quốc, ca khúc thiếu nhi này đã gặp không ít lùm xùm về vấn đề pháp lý. Cụ thể, năm 2018, một đảng chính trị tại Hàn Quốc đã sử dụng ca khúc để phục vụ cho chiến dịch tranh cử địa phương. Ngay sau đó, công ty SmartStudy của Pinkfong đã buộc tội đảng này vì vi phạm bản quyền, thậm chí còn đe dọa hành động pháp lý.

    Đảng này sau đó đã lên tiếng phản bác và cáo buộc phía Pinkfong đạo nhạc bài Baby Shark Song của Johnny Only, làm cản trở hoạt động tranh cử của họ, cũng nói thêm rằng họ đã xin phép bản quyền từ Johnny Only từ trước.

     Baby Shark 7,6 tỷ view đứng top 1 thế giới nhưng lại có bí mật về bản quyền ít ai biết, đến nay vẫn chưa thể phán xử - Ảnh 6.

    Pinkfong mang ca khúc về và "nhào nặn" trở thành một phiên bản hoàn hào về cả phần nhạc lần phần hình ảnh.

    Ít tháng sau, Johnny Only cũng nộp đơn đòi bồi thường thiệt hại gửi đến tòa án Hàn Quốc. Trong đơn kiện yêu cầu công ty SmartStudy phải bồi thường 5 triệu won vì đã đạo nhạc bài hát của ông. Còn bên phía SmartStudy thì ra sức bác bỏ tuyên bố đạo nhạc. Công ty này khẳng định ca khúc được làm mới từ một bài hát thiếu nhi truyền thống nên không hề vi phạm bản quyền.

    Phiên điều trần đầu tiên vốn dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 31/1/2020. Tuy nhiên bên phía Johnny Only đã từ bỏ vụ kiện. Được biết, phía Mỹ đang chuẩn bị nộp đơn kiện mới để đòi số tiền lớn hơn.

    Dù vậy, đến nay, vụ việc vẫn còn đang ở trạng thái "nửa vời": vụ kiện tụng chưa diễn ra, bản quyền âm nhạc thuộc về ai vẫn chưa rõ.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ