Bác sĩ nói cô bé Arya Stark trong Game of Thrones sẽ không qua khỏi với vết thương như vậy
Một bộ phim "chân thực" với rồng và phép thuật cũng cần một chút chính xác về khoa học cũng như y học. Bạn nghĩ sao?
Cảnh báo: Nội dung bài sẽ nói trước nội dung phim. Nếu bạn chưa xem tới tập mới nhất của Game of Thrones, xin các bạn đừng đọc tiếp.
Series truyền hình Game of Thrones đầy rẫy những con rồng, những xác sống với sức mạnh phép thuật đe dọa hòa bình vả cả phép thuật hồi sinh người chết, nhưng với mấy ông bác sĩ lại chọn việc “Arya bị chém một nhát, đâm hai nhát mà không chết” thiếu tính “xác thực” nhất.
Lỗi cũng một phần ở Arya, có vẻ như cô bé đã quên đi rằng mình đang sống trong thế giới của Geogre R. R. Martin chứ không phải câu chuyện thần tiên hay bộ phim Disney nào đó, đã lơ là mất cảnh giác và cái giây phút mất cảnh giác đó đã suýt khiến cô bé trả giá bằng mạng sống mình.
Bị trọng thương ở phần bụng, cô bé Arya, theo như lời của bác sĩ nhi khoa Jefferey Raunig, đã bỏ mạng do nhiễm trùng nặng. Với hiểu biết cũng như kinh nghiệm bản thân, ông Raunig dù là một “fan cứng” của Game of Thrones, cũng phải thừa nhận rằng Arya không thể sống sót vết thương nặng như vậy.
Bác sỹ Raunig giải thích rằng vấn đề quan trọng nhất trong sự sống còn của Arya là cô bé có bị dao của Waif đâm trúng màng bụng (phúc mạc) không. Màng bụng là bộ phận rất quan trọng, nó là màng bọc tất cả những bộ phận trong bụng, bao gồm ruột, thận, dạ dày, gan và nhiều bộ phận khác nữa.
“Nếu như vết đâm mà xuyên vào màng bụng, nửa số nội tạng trong bụng sẽ bị thương trầm trọng”, bác sỹ giải thích. “Điều này rất quan trọng bởi lẽ ta đã được chứng kiến quá trình Arya hồi phục như thế nào”.
“Hãy điểm lại những sự kiện đã diễn ra nào: Arya bị chém 1 nhát và đâm 2 lần tại vùng bụng, vế thương khá sâu và tôi chắc chắn 100% rằng con dao đã đâm xuyên màng bụng của cô. Ngay sau đó, Arya đã nhảy xuống kênh nước bẩn, lê lết trên phố và chảy rất nhiều máu, cuối cùng được cứu, được cho ăn một bát súp và một chút nhựa cây anh túc, vết thương của cô bé được băng bó lại”.
“Giả dụ như cô bé không được thêm bác sĩ chấn thương hay nhà vật lý trị liệu nào thăm nom, thì đó là tất cả những biện pháp điều trị mà cô nhận được. Sáng ngày hôm sau, cô tỉnh dậy và bỏ chạy khỏi Waif xuyên cả khu phố và có vẻ như không bị ảnh hưởng nhiều từ vết thương sâu của ngày hôm qua”.
Vậy thực sự thì Arya có “tai qua nạn khỏi” không?
Ở trong một thế giới nơi mà người chết sống lại như cơm bữa ( dù chúng ta mới chỉ được ăn số bữa đếm trên đầu ngón tay), thì việc Ayra sống sót hoàn toàn là có thể. Có khi nào vết đâm đó đã trượt toàn bộ nội tạng quan trọng của cô bé, nên việc nhiễm trùng trong là không xảy ra. Nếu thế thì cô Waif phải xem lại “nghiệp vụ” sát thủ của mình.
Nhựa cây anh túc mà Bà Crane đưa cho Arya uống có làm giảm sự đau đớn của Arya đôi chút, nhưng vì đó vẫn là một loại thuốc phiện, “hẳn là cô bé sẽ ‘phê’ bay thẳng lên trời và không thể chạy nhảy trên phố như vậy được”, bác sỹ Raunig nhận định.
Dù rằng Arya không chết bởi vết thương sâu kia, hay thậm chí cả việc parkour xuyên khu phố như thế cũng không ảnh hưởng mấy, nhưng cô vẫn còn một vấn đề cực lớn khác phải đối mặt.
“Tôi không tin lắm việc Arya không bị nhiễm trùng, và cả việc cô bé không bị ảnh hưởng chút nào sau khi bơi qua một con kênh bẩn như vậy với một vết thương hở miệng”, bác sỹ Raunig nói, “Nếu như không được uống một liều lượng rất lớn kháng sinh, thì Arya cũng đã lìa đời rồi”.
Nếu phim mà đúng theo tất cả những gì bác sỹ Raunig vừa nhận định thì ta đã không được xem cảnh Arya “lật mặt” Waif rồi. Nhưng may mắn thay, ở một vùng đất kì diệu thì chuyện kì diệu hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng ta vẫn còn có thể cổ vũ cho Arya Stark, một trong những đứa con còn sót lại của gia tộc bất hạnh này.
The North remembers.
Tham khảo BussinessInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"