Bài học sâu sắc dành cho những ai đang gặp khó vì Covid-19: Khủng hoảng tài chính năm 1857 biến một kế toán viên thành người giàu nhất trong lịch sử nhân loại với khối tài sản hơn 600 tỷ USD
Tận dụng khủng hoảng tài chính, Rockefeller từ một kế toán viên trở thành người giàu nhất trong lịch sử nhân loại với khối tài sản hơn 600 tỷ USD.
- Người lao động nghỉ việc, nghỉ không lương giảm thu nhập vì Covid-19 dự kiến được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng
- Covid-19 đã ảnh hưởng thế nào tới Amazon: Bài học vận hành đến từ gã khổng lồ vừa tuyển thêm 100.000 nhân viên giữa bão dịch bệnh
- Người lao động nghỉ việc, nghỉ không lương giảm thu nhập vì Covid-19 dự kiến được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng
Đại dịch Covid-19 đang tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, kinh tế xã hội trên toàn thế giới. Hàng triệu người lao động mất việc, tình trạng đóng cửa, phá sản hàng loạt diễn ra ở khắp mọi nơi. Vậy làm cách nào các doanh nhân có thể sống sót, thậm chí tận dụng khủng hoảng đến tiến lên?
Andy Grove, cựu CEO của Intel từng nói: "Khi khủng hoảng xảy ra, công ty yếu sẽ chết, công ty tốt thì tồn tại, còn công ty vĩ đại sẽ ngày càng lớn mạnh hơn".
Dưới đây là bài học từ một nhân viên kế toán quèn trở thành ông vua giàu mỏ, tỷ phú giàu nhất trong lịch sử nhân loại của huyền thoại Rockefeller.
John Davison Rockefeller (1839 – 1937) là một nhà công nghiệp người Mỹ, người đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dầu mỏ thời sơ khai, nhà sáng lập công ty Standard Oil. Theo Forbes, Rockefeller được xem là một trong những người giàu nhất trong lịch sử với tài sản tương đương khoảng hơn 663 tỷ USD so với USD năm 2007.
Trước khi bước vào lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ, John D. Rockefeller là nhân viên kế toán và là nhà đầu tư tài chính không tên tuổi ở Cleveland, bang Ohio, Mỹ. Cha ông là một tội phạm nghiện rượu và bỏ bê gia đình. Năm 1855, khi 16 tuổi, ông bắt đầu đi làm và mỗi ngày chỉ kiếm được 50 xu.
Năm 1857, một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng đã làm ảnh hưởng đến toàn bộ nước Mỹ. Cuộc khủng hoảng bắt đầu ở Ohio và thành phố Cleveland đã bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Các doanh nghiệp phá sản, giá lúa gạo lao dốc trên cả nước, công cuộc phát triển mở rộng về phía tây bị dừng lại. Kết quả là tình trạng đình trệ nặng nề kéo dài nhiều năm.
Rokerfeller có lẽ cũng đã rất lo sợ. Đây là đợt suy thoái thị trường tồi tệ nhất trong lịch sử và nó đã xảy ra ngay khi ông vừa mới bắt đầu thành công. Ông đã có thể rút khỏi lĩnh vực tài chính và tìm một công việc ít rủi ro hơn. Nhưng dù còn trẻ, Rockefeller đã có một tinh thần rất điềm tĩnh, không nao núng dù bị áp lực. Ông vẫn giữ được bình tĩnh khi gặp thất bại trong khi những người khác thì rối trí.
Vì vậy, thay vì than trách, đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng, ông vẫn tích cực quan sát các sự kiện quan trọng. Ông chọn cách xem nó như một cơ hội để học hỏi, một thử thách đầu tiên cho mình trên thương trường.
Ông âm thầm tích lũy tiền bạc và chú ý xem xét những sai lầm người khác phạm phải. Ông đã nhìn thấy những yếu kém của nền kinh tế mà nhiều người khác xem là mặc nhiên và dẫn đến việc họ không hề có sự chuẩn bị cho những biến động.
Ông tự rút ra cho mình một bài học quan trọng và bài học này đã theo ông suốt quãng đời còn lại: Thị trường luôn tiềm ẩn những yếu tố bất ngờ và thường khắc nghiệt - chỉ có dựa vào lý trí và kỷ luật mới có thể hy vọng kiếm được lợi nhuận. Ông nhận ra rằng đầu cơ tích trữ đã dẫn đến thảm họa và ông cần phải luôn tránh xa "đám đông cuồng nhiệt" để tránh bị cuốn theo đám đông đó.
Ông vận dụng ngay những nhận thức này vào thực tế. Năm 25 tuổi, một nhóm nhà đầu tư đã đề nghị hùn vốn khoảng 500.000 USD để ông tìm kiếm những giếng dầu thích hợp cho việc đầu tư. Nhận thấy đây là một cơ hội tốt, ông thực hiện một chuyến thăm dò đến những vùng dầu mỏ lân cận.
Tuy nhiên, ít ngày sau ông đã khiến các nhà đầu tư ngạc nhiên khi tay trắng trở về Cleveland, không chi tiêu hay đầu tư một đồng nào cả. Ông nhận ra rằng thời cơ thật sự chưa đến, dù thị trường dầu mỏ lúc đó rất sôi động - do đó ông hoàn trả lại tiền và không tham gia vào lĩnh vực khoan dầu.
Chính sự nghiêm khắc với bản thân và tinh thần khách quan đã giúp Rockefeller nắm được lợi thế từ hết trở ngại này đến trở ngại khác trong cuộc sống, cả trong Thế chiến thứ 2 lẫn trong các cuộc khủng hoảng năm 1873, 1907 và 1929. Với tinh thần đó, ông có thể nhìn thấy cơ hội trong mọi thảm hoạ. Ngoài ra chúng ta cũng có thể thấy rằng, ông đã có được sức mạnh để chống lại cám dỗ hay sự kích động trong mọi hoàn cảnh.
Trong 20 năm diễn ra cuộc khủng hoảng đầu tiên, Rockefeller đã một mình kiểm soát 90% thị trường dầu mỏ. Các đối thủ tham lam của ông đã phá sản. Các đồng nghiệp hay lo âu của ông đã bán hết cổ phần và chuyển sang nghề khác. Những nhà đầu tư nhát gan đã bỏ lỡ cơ hội.
Trong suốt phần đời còn lại, khủng hoảng xảy ra càng nghiêm trọng thì Rockefeller càng bình tĩnh, đặc biệt khi những người khác hoảng hốt hay quá tham lam. Phần lớn sự nghiệp của ông được gây dựng từ những khủng hoảng thị trường vì ông có thể nhìn thấy những cơ hội mà người khác không nhìn thấy được. Nhận thức này ngày nay hiện thân trong câu châm ngôn nổi tiếng của Warren Buffett: "Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và hãy tham lam khi người khác sợ hãi". Rockefeller cũng như những nhà đầu tư tài giỏi khác, đều có khả năng chống lại cảm giác bốc đồng và luôn giữ được sự tỉnh táo lạnh lùng.
Một nhà bình luận, rất ngưỡng mộ Rockefeller đã mô tả công ty Standard Oil của ông "có tài biến hóa kỳ diệu", có thể hóa giải mọi nỗ lực và đánh bại các đối thủ cạnh tranh. Ông có đức tính kiên trì, biết thích ứng với hoàn cảnh, bình tĩnh và sáng suốt. Ông không bị dao động bởi những cuộc khủng hoảng kinh tế bởi sức hấp dẫn của những cơ hội giả tạo, hay những đối thủ hung hăng.
Tất cả những điều đó được tích lũy từ cả một quá trình học hỏi. Và ông đã học được nó từ cuộc khủng hoảng năm 1857 mà ông gọi là "bài học từ nghịch cảnh và khó khăn".
Với Rockefeller ông có thể nhìn ra cơ hội trong mọi khó khăn, biến hoàn cảnh xấu thành bài học, kỹ năng hay tiền bạc. Khi được nhận thức đúng đắn, mọi thứ xảy ra dù là khủng hoảng kinh tế hay bi kịch cá nhân đều là những cơ hội giúp ích cho sự tiến bộ.
* Nội dung trích từ cuốn sách "Vượt qua trở ngại" của tác giả Ryan Holiday.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"