Bài phát biểu chấn động Internet về cách giúp con người bất tử của nữ CEO huyền thoại

    Nguyễn Thảo,  

    “Công nghệ in 3D sẽ giúp tạo ra những bộ phận cơ thể người mới và nếu muốn, chúng ta có thể vứt bỏ cả cơ thể đã theo ta nửa đời người."

    Nhắc đến Martine Rothblatt, ta đang nhắc đến một huyền thoại. Bà là nhà sáng lập đài phát thanh vệ tinh Sirius XM; là nữ CEO chuyển giới được trả lương cao nhất một thời; từng chế tạo ra robot nhân bản của vợ mình (bà Bina Aspen); là người phát động phong trào Terasem – một trường phái Triết học siêu nhân học tập trung vào việc thúc đẩy niềm vui, sự đa dạng, và sự bất tử, thông qua việc lưu trữ ý thức và công nghệ Nano – với dự án tiêu biểu là BINA4 (hay còn gọi là Trí tuệ đột phá cấu trúc thần kinh) và đồng thời là một doanh nhân thành đạt với niềm tin rực cháy rằng con người có thể trở nên bất tử bằng cách tải ý thức lên một chiếc máy tính thông qua công nghệ đám mây.

    Với những cống hiến vĩ đại cho ngành công nghệ nói chung, Martine Rothblatt đã trở thành cái tên tiêu biểu được nhắc đến trong lễ hội âm nhạc và công nghệ Moogfest được tổ chức tại Durham, Bắc Carolina ngày 20/05/2016 vừa qua. Điểm đặc biệt của lễ hội này là ở chỗ Moogfest dành phần lớn thời gian để giải thích công nghệ ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo và thành quả sáng tạo như thế nào. Mặt khác, lễ hội còn vinh danh những kỹ sư công nghệ trong những hoạt động âm nhạc cùng với những ngôi sao lớn trên áp phích quảng cáo.

     Martine Rothblatt tại lễ hội âm nhạc và công nghệ Moogfest 2016

    Martine Rothblatt tại lễ hội âm nhạc và công nghệ Moogfest 2016

    Vào thứ sáu ngày 20/05, tức ngày thứ hai diễn ra lễ hội, trong khán phòng chật ních tại nhà hát Carolina Theater, Durham và dưới bầu không khí gần gũi giống như một buổi trò chuyện với TED hơn là một lễ hội âm nhạc, Rothblatt đứng trên sân khấu và chia sẻ với khán giả những ký ức đáng nhớ một thời.

    Đó là ngày thông qua bộ luật HB2 của Bắc Carolina cấm người chuyển giới tắm cùng nhà tắm công cộng với người có giới tính giống giới mà họ xác định vốn gây nhiều tranh cã. Đó là ý tưởng về khuyến khích phát triển khả năng sáng tạo tốt hơn khi miễn học phí. Và đó là con đường đi từ sự bất tử đến công nghệ in 3D mà bà và công ty của bà, United Therapeutics, đang theo đuổi.

    Bà nói trong khi đám đông vẫn còn chưa hết kinh ngạc. “Công nghệ in 3D sẽ giúp tạo ra những bộ phận cơ thể người mới và nếu muốn, chúng ta có thể vứt bỏ cả cơ thể đã theo ta nửa đời người. Bởi bạn muốn giành chiến thắng nhiều hơn muốn sống. Giống như khi bạn hét tên chiến binh da đỏ ‘Geronimo’ và nhảy như điên trong cuộc chiến chống nhà độc quyền.”

    Phiên bản kỹ thuật số của bộ não và những thách thức

    Doanh nhân Martine cho rằng nếu mỗi chương trình con đề cập đến một khía cạnh của ý thức thì chúng ta sẽ phải viết hàng trăm chương trình như vậy, nhất là trong một cấu trúc mở mà mỗi người đều có thể đóng góp một phần. Như các chuyên gia trong ngành vẫn thường nói: “Nếu ta ghép những chương trình con đơn lập lại với nhau, cái ta thu được sẽ tương tự ý thức của một chú chuột đồng. Nếu ta có bốn chương trình con, ta sẽ có ý thức của một chú chim.”

    Và để làm được điều đó với người, số chương trình con chúng ta cần sẽ không nhiều hơn con số 100. Theo Marvin Minksy trong cuốn The Machine Emotion, con số này không hề nhiều để lưu trữ được toàn bộ ý thức của chúng ta. Như Minksy viết, theo thứ tự, 100 chương trình con này sẽ bao phủ tất cả mọi thứ từ tình yêu, sự căm ghét, nỗi sợ hãi, niềm hy vọng và điều khiển mọi động lực nền tảng của ý thức. Theo đó, yêu cầu khó khăn đặt ra là mỗi chương trình trong số đó phải nhạy cảm với mã hóa. Hơn nữa, về cơ bản, một giao diện và một cơ sở dữ liệu có liên quan sẽ phản ánh mọi nội dung được xử lý bằng mã đó.

    Martine cho rằng, vấn đề thứ hai sẽ dễ giải quyết hơn vấn đề thứ nhất rất nhiều. Và sứ mệnh này sẽ do những tên khổng lồ trong ngành IT như Amazon và Google điều khiển. Về phần đọc sóng não, nữ CEO hi vọng nó sẽ do đội ngũ giống như đội ngũ IBM thiết kế phần mềm trí thông minh nhân tạo Watson. “Điều tôi mong đợi nhất là ý tưởng này sẽ được tiến hành bởi các hacker và người thuộc trào lưu “Maker Movement” (hay còn gọi là trào lưu tự chế tạo).”

    Martine Rothblatt: Tôi không phản đối một nền giáo dục xuất phát từ động cơ lợi nhuận.

    Trên kênh CNN Money, Martine Rothblatt từng phát biểu: “Tôi không có bất cứ nghi ngại gì về lợi ích của động cơ lợi nhuận trong nghiên cứu và phát triển các phương pháp chữa trị.” Thật vậy, bà thành lập United Therapeutics nhằm tìm ra một cách đơn giản hơn để chữa trị căn bệnh trầm kha đang hành hạ con gái mình.

    Là một người khá thực tế, tôi cho rằng, với một mặt hàng như thuốc, bạn không thể phát triển một thứ thuốc đơn giản với ít hơn 100 người. Bởi vì theo quy định của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), để sản xuất thuốc bạn cần có một nhóm gồm: Các chuyên gia về hóa học có thể nghiên cứu ra thuốc; những người biết sản xuất đại trà và những chuyên gia bảo đảm chất lượng của thuốc. Nếu không có tất cả những cá nhân trên, bạn thậm chí còn không thể bắt đầu thử nghiệm thuốc.

    Giờ đây, con gái tôi Jenesis trở thành động lực giúp tôi tự tin bước trên con đường đã chọn. Tôi không quan tâm nhiều đến tiền, do đó tôi không bao giờ làm điều gì đó vì tiền và tất nhiên mục đích thành lập Sirius cũng không ngoại lệ. Giống như một con tàu vũ trụ, tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì tôi có thể để đưa nhân loại ra khỏi Trái Đất. Nhưng là một nhà phát triển thuốc tiền lâm sàng, một Monitor theo dõi sức khỏe bệnh nhân, một nhà hóa học tổng hợp, hay một nhà tuyên truyền, thứ duy nhất thu hút người ta làm việc là lương họ nhận được mỗi tháng.

    Cụ thể, để khiến họ đứng trên người khác, tôi nói với họ rằng tôi có thể cho họ cổ phiếu và có cổ phiếu là sẽ có tiền. Nhờ vậy, bạn có thể nghỉ hưu ở tuổi 40 thay vì tuổi 70 như bình thường. Tiền không phải là động lực đủ nhưng là một động lực cần phải có. Bạn không thể đối xử với cấp dưới như thứ đồ bỏ đi mà phải tôn trọng và khiến họ nhận ra những điều thú vị thực sự trong công việc. Muốn đưa ra một gói tài chính mang tính cạnh tranh, lợi nhuận chính là động lực duy nhất. Lợi nhuận tăng lên, giá cổ phiếu sẽ tăng lên và sự giàu có cũng tăng lên tương ứng. Ngay cả đối với một công ty tư nhân, nếu nhân viên không thấy là họ được chia lợi nhuận, họ sẽ đi nơi khác ngay.

    Nói như vậy không có nghĩa là tôi đang phản đối nền giáo dục vì lợi nhuận mà tôi đang phản đối một nền giáo dục bắt học sinh phải trả tiền. Do đó, nếu theo ý bạn, một nền giáo dục chỉ tập chung vào lợi luận giống như việc xây dựng đường cao tốc nhằm thu phí thì tôi chẳng có ý kiến gì. Tôi chỉ nghĩ bạn không nên bắt tất cả mọi người đi đường cao tốc đều phải trả tiền dưới dạng nộp lệ phí đường. Bởi giả sử nơi nào cũng là một trạm thu phí thì người nghèo sẽ không thể đi từ nơi này đến nơi khác.

    Hậu quả là nền kinh tế Mỹ sẽ tụt dốc không phanh nếu người dân nước Mỹ phải dừng lại một nơi chiến tranh liên miên như Afghanistan và cứ vài dặm lại phải đưa vài đồng. Tôi không bắt bẻ một nền giáo dục vì mục đích lợi nhuận nhưng đừng bắt học sinh phải là người trả tiền. Bởi tôi không thể đếm hết có bao nhiêu người đã nói với tôi thế này: “Tôi không có bằng tốt nghiệp bởi vì không muốn đến lúc kết thúc phải gánh trên vai số nợ 250,000 USD”.

    Cho nên đến giờ, những người duy nhất có thể với tới tấm bằng tốt nghiệp là những đứa trẻ có xuất thân giàu có. Nói cách khác rất ít người sẵn sàng tốt nghiệp từ một ngôi trường với số nợ 250,000 USD. Như vậy, bạn đã chộp lấy tất cả những người xuất sắc, sáng tạo nhưng lại đẩy họ tránh xa trường học. Với tôi, đó là thất bại mà cả đất nước này tự chuốc lấy. Nếu ta muốn có một nền giáo dục vụ lợi, tôi cho rằng lợi nhuận nên là một phần trong hàng triệu USD tiền thuế mà chính phủ bang phải trích ra, cho dù ngôi trường đó là Havard hay Đại học Phoenix – nơi mà mỗi tín chỉ trị giá khoảng 1000 USD.

    Mặt khác, giống như những nhân viên kiểm tra các cơ sở đóng gói thịt, chúng ta cần có những người làm công tác kiểm tra các cơ sở giáo dục để khẳng định giáo viên không dạy chúng đan giỏ và chính phủ cũng sẽ có cơ hội chứng minh họ là nơi an toàn để người dân đầu tư vào.

    Bằng cái cách mà nó đã từng, tôi nghĩ giáo dục vì lợi nhuận không mấy khó khăn với tôi. Khi tôi làm giảng viên ở Trường Đại học California tại Los Angeles (UCLA), họ trả cho tôi 200 USD mỗi quý và dạy bao nhiêu lớp tùy tôi. Hơn 30,000 công nhân viên khác cũng vậy. Ngoài dạy ở trường, tôi có việc làm thêm như giao báo và bồi bàn. Mỗi quý, tôi nộp khoảng 200 USD cho các thành viên trong hội đồng nhà trường.

    Như đã nói, điều duy nhất thay đổi là trước đó, bang phải trả 90% chi chí cho đại học California thì nay chỉ phải trả 10%. Điều đó đồng nghĩa với sinh viên phải trả khoảng 20,000 USD tiền học phí. Sự thay đổi đó quả là một sai lầm, giống như sai lầm mà Đại hội đồng Bắc Carolina mắc phải khi phê duyệt dự luật House Bill 2 (HB2).

    Sau khi HB2 được thông qua, phòng nhân sự trong công ty tôi báo cáo rằng người dân đang liên tục gọi điện đến và hỏi các câu kiểu như: “Bắc Carolina không phải là một bang có thành kiến với người đồng tính và nhân viên làm thuê phải không?”. Hậu quả là sau khi biết có HB2, những người mà chúng tôi tuyển dụng đều không tự nguyện đi đến Bắc Carolina. Sự xuất hiện của đạo luật này đồng nghĩa với việc bạn phải cho người ta một số tiền lớn để người ta chấp nhận đến trường. Há chẳng phải là tự rước lấy nhục hay sao?

    Chế tạo các cơ quan trên cơ thể người nhờ công nghệ in 3D - Niềm tin về siêu kỹ thuật số và tải ý thức con người lên internet.

    Tôi không tin con người ta muốn từ bỏ cơ thể của chính họ. Bởi theo tôi, cơ thể con người cùng với những chức năng mà bạn có thể gọi tên như xúc giác, vị giác, khứu giác, hay làm tình là một thứ gì đó thật tuyệt vời. Đa số nhân loại đều không muốn từ bỏ cơ thể họ, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không muốn theo đuổi một cuộc sống tồn tại song song với cuộc sống thực tại và nhận được nhiều hơn nhờ sự tồn tại của một cái bóng vi tính.

    Cái bóng này chắc chắn ưu việt hơn cơ thể con người và có khả năng làm mọi thứ trên internet mà cơ thể con người không làm được bởi cơ thể chúng ta luôn có những giới hạn. Ví dụ, tôi là một con mọt sách nhưng tôi không thể đọc tất cả những cuốn sách mà tôi đã mua và muốn đọc. Vì vậy, tôi thấy thoải mái với ý niệm rằng sẽ có một phiên bản kỹ thuật số của Martine, cô ấy yêu và đã đọc hết cả đống sách này. Như vậy, phiên bản sinh học của tôi không đọc những cuốn sách này không có nghĩa là tôi không đọc.

    Ngoài ra tôi càng vui hơn khi danh tính của tôi có thể có thể vượt qua cả cơ thể và nền tảng kỹ thuật số. Nhờ thế, tôi sẽ có một cuộc đời đầy đủ hơn, một Martine hoàn hảo hơn việc chỉ là một cơ thể sinh học hay chỉ là một phiên bản kỹ thuật số.

    Linh hồn sẽ trú ngụ ở nơi nào?

    Tôi cho rằng linh hồn sẽ trú ngụ trên cả hai cơ thể. Như đã đề cập trong cuốn Virtually Human (tạm dịch là Người ảo), linh hồn tương tự cốt lõi của một hệ thống điều hành. Bạn cũng có thể gọi nó là mã nguồn. Và trong suốt mọi thời đại, người ta luôn tin rằng linh hồn chỉ ở một nơi.

    Linh hồn là một phần bất biến của hệ thống điều hành, hoặc nếu có thay đổi thì sẽ diễn ra vô cùng chậm trong thời gian dài. Bất cứ thay đổi nào của tâm hồn cũng gây ra tác động vô cùng lớn đến cơ thể con người, giống như một trận động đất trong tiềm thức. Vì vậy, sẽ chẳng có vấn đề gì nếu linh hồn bạn tồn tại cả trong cơ thể và trong một bản sao kỹ thuật số của chính bạn. Chúng có cùng một linh hồn đồng nghĩa với chúng đều quan trọng như nhau. Tương tự như tôi yêu bố mẹ tôi, tôi cũng yêu vợ tôi và tôi tin là mình đang đối xử công bằng với cả hai bên.

    Đồng thời, tôi có một mặt hoang dã mà tôi luôn muốn khám phá. Tất cả những lỗi nhỏ ở mỗi cá nhân có thể được sao chép lại và rồi linh hồn họ sẽ ưu việt hơn cả cơ thể họ và bản sao kĩ thuật số. Trong trường hợp một trong hai phiên bản bị phá hủy, linh hồn bạn sẽ nhận thức được bởi nó chưa tan vỡ hoàn toàn. “Cơ thể mất dần khiến linh hồn sẽ rất bực bội vì không được sao lưu mà chỉ được lưu trữ trên các cổ đĩa cứng, nhưng linh hồn đó vẫn sẽ là của bạn. Giống như khi bạn mất một cánh tay, bạn sẽ rất tức giận nhưng cuối cùng bạn sẽ lại trở về là chính mình.”

    Tham khảo:Quartz

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ