Bạn có 0,00000053% khả năng gặp nguy hiểm do smartphone phát nổ

    TVD,  

    Khả năng bạn gặp nguy hiểm do smartphone phát nổ thấp hơn cả khả năng bạn bị sét đánh trúng.

    Tỷ lệ bạn bị sét đánh trúng là một phần một triệu, tức là 0.000001%. Còn tỷ lệ để bạn gặp phải nguy hiểm do một chiếc smartphone phát nổ là khoảng 0,00000053%, có nghĩa là thấp hơn cả khả năng bạn bị sét đánh trúng khi đang đi giữa đường.

    Tuy nhiên những tai nạn cháy nổ liên quan đến các thiết bị di động như smartphone đã từng xảy ra và xảy ra không ít lần, đã khiến rất nhiều người bị ám ảnh bởi việc chiếc điện thoại sử dụng hàng ngày có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Giống như bạn đang mang một quả bom nổ chậm bên cạnh mình.

    Quả bom nổ chậm?

    Trên thực tế, các thiết bị sử dụng pin lithium-ion đều có khả năng cháy nổ. Có rất nhiều nguyên nhân như nhiệt độ môi trường quá cao, sử dụng sạc không rõ nguồn gốc, lỗi sản xuất hoặc do va đập đều có thể khiến cho pin li-ion bốc cháy hoặc phát nổ. Thậm chí nó có thể gây ra một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng.

    Một mối nguy hiểm khác có thể đe dọa đến tính mạng của bạn, đó là bị điện giật. Một người phụ nữ Trung Quốc có tên Ma Ailun đã tử vong, nguyên nhân được cho là do bị điện giật khi đang gọi điện bằng một chiếc iPhone 5 vẫn đang cắm sạc pin.

    Chính vì vậy mà chúng ta có lý do để lo sợ những chiếc smartphone đang sử dụng hàng ngày có thể gây nguy hiểm cho mình và những người xung quanh. Thế nhưng smartphone vẫn là một trong những thiết bị điện tử an toàn nhất theo đánh giá của CPSC.

    Smartphone vẫn là thiết bị an toàn nhất

    Do những mối nguy hiểm mà smartphone có thể gây ra, các nhà sản xuất và cơ quan Chính phủ đang phải cố gắng hết sức để đảm bảo an toàn cho những thiết bị này. Khi nói đến các tiêu chuẩn an toàn cho thiết bị điện tử, điện thoại di động là thiết bị được áp đặt nhiều quy định theo dõi khắt khe nhất.

    Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng CPSC là một trong những cơ quan Chính phủ có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho tất cả những chiếc smartphone được xuất xưởng và giao tới tay người tiêu dùng.

    Giám đốc truyền thông của CPSC, ông Scott Wolfson cho biết: “Chúng tôi đã nhận được những báo cáo về việc pin trên smartphone bị quá nhiệt khi thử nghiệm và sử dụng, nhưng đó là những trường hợp xuất hiện cực kỳ hiếm”.

    Ông cũng nhấn mạnh các trường hợp pin smartphone cháy nổ hầu hết là do sử dụng sản phẩm linh kiện thay thế không rõ nguồn gốc. “Các linh kiện của bên thứ 3, đặc biệt là pin sẽ không tương thích với phần cứng của nhà sản xuất và không đảm bảo an toàn”, ông Wolfson cảnh báo.

    Underwriters Laboratories, một công ty độc lập chịu trách nhiệm kiểm tra độ an toàn của các thiết bị điện tử trên toàn thế giới, cũng thừa nhận: “Chúng tôi đã thử nghiệm hàng ngàn sản phẩm trong hơn 100 năm qua. Điện thoại di động là một trong những sản phẩm mà chúng tôi thử nghiệm rất nhiều và nó là một trong những sản phẩm an toàn nhất”.

    UL cũng cho biết khả năng bạn bị giật điện khi sử dụng smartphone là rất thấp, thậm chí việc tử vong là không thể xảy ra. UL cũng đánh giá pin của các thiết bị điện tử, họ cho rằng các pin lithium-polymer mà sử dụng trên các thiết bị tablet như iPad còn có khả năng cháy nổ cao hơn các pin lithium-ion sử dụng trên các smartphone.

    Tạm kết

    Sự việc Note7 cháy nổ xảy ra liên tục trong thời gian vừa qua khiến cho rất nhiều người sử dụng cảm thấy hoang mang, ngay cả khi họ không sử dụng những chiếc điện thoại Note7. Cũng đã có nhiều trường hợp iPhone 6s, iPhone 7 hay iPhone 7 Plus phát nổ càng khiến cho việc sử dụng smartphone giống như một nỗi lo.

     Khả năng bạn gặp nguy hiểm do smartphone phát nổ thấp hơn cả khả năng bạn bị sét đánh trúng.

    Khả năng bạn gặp nguy hiểm do smartphone phát nổ thấp hơn cả khả năng bạn bị sét đánh trúng.

    Thế nhưng cùng với những trường hợp hy hữu này, vẫn có hàng trăm triệu người sử dụng smartphone mỗi ngày mà không có chuyện gì xảy ra. Tỷ lệ bạn gặp phải nguy hiểm khi sử dụng một chiếc smartphone là 0,00000053%.

    Mặc dù vậy, vẫn có khả năng khiến cho chiếc smartphone của bạn đang sử dụng bị cháy hoặc phát nổ. Do đó hay ghi nhớ những quy định an toàn của CPSC, đó là luôn sử dụng sạc pin chính hãng, không sạc pin trong khoảng thời gian quá dài hoặc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao.

    Nếu luôn ghi nhớ những quy định an toàn đó, cộng thêm việc sử dụng một chiếc smartphone mà không phải là Note7, bạn nên tự tin và không lo sợ chiếc smartphone của mình sẽ phát nổ.

    Tham khảo: digitaltrends

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ