Chắc chắn đây không phải một thứ hoa văn trang trí thừa thãi.
Nếu bạn đã từng đi máy bay, hay đơn giản hơn là từng nhìn thấy một chiếc máy bay dù là ngoài đời thực hay trên phim ảnh, chắc hẳn bạn có để ý thấy một xoáy tròn máu trắng nằm giữa cánh quạt động cơ máy bay.
Nó được sử dụng để báo hiệu cho người nhìn vào biết rằng động cơ đang hoạt động? Đúng thế, nhưng sự thực là còn nhiều ý kiến khác nhau về cái vòng xoáy nhỏ này lắm.
Phóng viên Jalopnik đã email tới Boeing để hỏi về vấn đề này, và phát ngôn viên của họ trả lời “bí ẩn của những vòng xoáy trắng” rằng:
Nó mang trong mình hai chức năng: một là để dọa chim và hai là để xác định xem động cơ có đang quay hay không.
Câu trả lời này cũng giống với những gì Rolls Royce – hãng sản xuất động cơ phản lực hàng đầu nói. Chim có khả năng “bay lạc” vào trong động cơ và khi động cơ máy bay bị hỏng ở giữa trời, đó sẽ là một thảm họa khó lường.
Những động cơ của chúng tôi được vẽ thêm một vòng xoáy để dễ dàng xác nhận khi đặt chúng nằm trên mặt đất, chúng có đang quay hay không. Khi ở trên không, nó có một nhiệm vụ khác, những vòng xoáy sẽ nháy liên tục, dọa chim chóc bay xung quanh và tránh việc chúng chui vào động cơ.
Boeing và Rolls Royce đã lên tiếng, xác nhận hai công dụng của những vòng xoay trắng kia. Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này bởi lẽ:
Về việc bảo vệ động cơ khỏi chim chóc
Có nhiều thông tin không nhất quán về công dụng dọa chim của vòng xoáy kia. Ví dụ về những thông tin trái ngược ấy lại có thể tìm thấy ngay tại Boeing. Ở trên, hãng đã khẳng định rằng vòng xoáy có công dụng như vậy nhưng trong tạp chí Aero Magazine của họ, đồng chủ bút bởi một tiến sĩ lĩnh vực Hệ thống An toàn Hàng không, họ lại nói rằng điều trên không đúng.
Mục “Những Nhầm lẫn Thông thường về việc Chim bay vào động cơ”, bài báo lại nói rằng “màu của máy bay và màu sơn động cơ giúp ngăn việc chim bay vướng vào động cơ”. Và chưa hết, mặc dù thông cáo báo chí của Rolls Royce nhắc tới việc vòng xoáy của họ sẽ nháy để dọa chim, nhưng blog hàng không AeroSavvy lại nhận được những thông báo khác từ hãng sản xuất động cơ này:
Đầu của động cơ (về cả sức mạnh và góc độ của nó) được thiết kế để giảm thiểu sức va đập của chim khi bay vào cũng như giảm băng đóng trên động cơ khi bay trên cao. Vòng xoáy nằm đó như một hình ảnh báo hiệu cho đội ngũ nhân viên dưới mặt đất rằng động cơ đang quay. Trên không, chim sẽ không thể nhìn thấy được vòng xoáy đó bởi lẽ tốc độ quay của động cơ sẽ là rất lớn.
Có vẻ là cả Boeing và Rolls Royce đều đưa ra những ý kiến trái chiều về vấn đề này. Và những người bối rối chính là chúng ta đây, cuối cùng chẳng hiểu được liệu cái vòng xoáy màu trắng kia có dọa được chim hay không.
Chim bay vào động cơ, dù không ngây nguy hiểm đến sinh mạng những người đang ngồi trên máy bay, nhưng nó sẽ gây thiệt hại lớn về tài sản và hiển nhiên, những con chim vô tội kia không xứng đáng gặp một kết cục đầy tang thương như thế.
Không may là chẳng có nghiên cứu nào chứng minh được vòng xoáy kia thực sự có tác dụng cả. Mặc dù, đã có những ví dụ về những phương pháp tương tự đem lại hiệu quả: một hãng hàng không Nhật Bản sơn thêm ... mắt cho Boeing 747 và 767 của họ, khẳng định rằng họ đã giảm thiểu được việc chim bay vào động cơ; hay một nghiên cứu nhỏ khác tại Đại học Oslo, Nauy (link dạng file pdf) cho thấy những vằn được vẽ thêm trên máy bay đã giảm thiểu được các vấn đề liên quan tới việc chim chóc bay vào động cơ.
Và về việc báo hiệu cho đoàn điều khiển máy bay dưới mặt đất
Gần như mọi nguồn giải thích đều có điều này: vòng xoáy nhỏ kia là để báo hiệu cho những người điều khiển bên dưới hay những nhân viên dỡ hàng, nhân viên bảo trì động cơ rằng động cơ đang quay. Điều này hoàn toàn có lý, đơn giản như chiếc quạt đứng trong nhà bạn, khi nó quay đủ nhanh, bạn đã thấy cánh quạt dường như vô hình rồi. Và âm thanh ồn ã ở sân bay của cả ngàn người, cả trăm chiếc máy bay khác chắc hẳn sẽ át đi tiếng động cơ, kể cả khi đó là động cơ phản lực.
Hãng hàng không KLM tới từ Hà Lan có giải thích về những âm thanh ấy rằng:
Bạn thắc mắc rằng “Tại sao nhân viên mặt đất không nghe thấy tiếng gầm rú điếc tai của một động cơ phản lực?”. Nhưng các bạn nên nhớ rằng quanh đó có rất nhiều động cơ phản lực khác và hơn nữa, những nhân viên ấy đều đeo một bộ bảo vệ tai khỏi tiếng ồn. Nếu như quanh bạn có tới 5 bộ động cơ phản lực đang chạy thì khó mà chỉ rõ ra được động cơ nào đang chạy.
Hẳn là để tránh những trường hợp như ví dụ dưới đây, ví dụ về sức hút kinh hoàng của động cơ phản lực.
Anh J.D. Bridges vẫn sống sót một cách kì diệu sau tai nạn này.
Và đó chính là lúc vòng xoáy đó thực hiện sứ mệnh của mình: khi động cơ hoạt động, họ sẽ có thể nhìn thấy rõ và tránh ra xa khỏi sức hút cực mạnh của một động cơ phản lực. Một động cơ Boeing 737 khi chạy ở mức năng lượng trung bình sẽ có khoảng cách an toàn là 2,7 mét về phía trước và về phía bên cạnh động cơ. Bạn có thể tưởng tượng những động cơ lớn hơn như của chiếc Boeing 777 thì sẽ cần những quy chuẩn an toàn khắt khe hơn ra sao.
Từ những điều trên, cuối cùng ta có thể rút ra kết luận rằng những vòng xoáy nhỏ kia có thể không ngăn chặn được chim chóc tò mò về một con chim sắt khổng lồ, bay lại gần để rồi bị hút vào động cơ nhưng chắc chắn, nó sẽ cứu mạng những nhân viên mặt đất phải làm việc quanh những cỗ máy xay khổng lồ kia.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"