Công ty Renault Samsung Motors hiện đang tọa lạc tại Busan (Hàn Quốc), là sự hợp tác giữa Samsung và công ty ô tô Renault của Pháp.
Samsung là một tập đoàn lớn tại Hàn Quốc với nhiều mảng kinh doanh khác nhau, từ điện thoại, đồ gia dụng cho đến cả... khí tài quân sự. Nhưng có một mảng Samsung vẫn còn nắm giữ nhưng rất ít người biết đến, đó chính là chế tạo ô tô.
Vào những năm 1990, chủ tịch Samsung lúc đó, ông Kun Hee Lee, nhận ra tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô đến sự phát triển của công nghệ nói chung. Với Samsung, đây sẽ là cơ hội để phát triển của cả công ty. Kun Hee Lee ngay lập tức muốn mua lại hãng xe Kia nhưng không thành công vì hãng xe Hyundai đã nhanh tay hơn Samsung.
Trụ sở Renault Samsung Motors.
Ông Lee sau đó quyết định thành lập Samsung Motors (gọi tắt SMI) vào năm 1994, với sự trợ giúp về mặt kỹ thuật từ Nissan. Họ đã bắt đầu bán ra những ô tô mang thương hiệu 'Samsung' vào năm 1998. Tuy nhiên may mắn đã không đến với SMI khi chỉ không lâu sau khi SMI thành lập, nền kinh tế ở Châu Á phải đối mặt với cơn khủng hoảng nặng nề khiến Samsung phải quyết định rao bán mảng ô tô của họ.
Lúc ấy, có rất nhiều hãng ô tô khác ngỏ lời mua lại mảng kinh doanh béo bở này của Samsung, bao gồm Daewoo Motors, Hyundai Motors và Renault từ nước Pháp. Vào tháng 12 năm 1998, Renault đã bắt đầu thương thảo với Samsung và họ quyết định mua 70% cổ phiếu của SMI với giá 560 triệu USD vào tháng 9 năm 2000. Công ty đã đổi tên thành Renault Samsung Motors (viết tắt RSM), có trụ sở chính và nhà máy lắp ráp xe duy nhất tại Busan (Hàn Quốc), họ còn có văn phòng hành chính ở Seoul và văn phòng nghiên cứu tại Giheung.
Mẫu xe SM5 bán chạy của RSM.
Sau thương vụ sáp nhập, tình hình kinh doanh của công ty đã khởi sắc. Dòng xe SM5 của công ty đã được chọn làm xe taxi chính tại thành phố Busan vào năm 2000. Công ty đã tự tin giới thiệu hàng loại mẫu xe mới vào các năm sau đó, bao gồm SM3 (2002), SM7 (2004), QM5 (2007), v.v... Tuy vậy xe không được xuất khẩu ra các nước khác với tên Samsung, Renault đã thay đổi tên và sử dụng 'Renault' hoặc 'Nissan' để đưa các mẫu xe của RSM đến thị trường Châu Âu, Mỹ, Trung Đông, Trung Quốc, Úc, Nga, Ukraine và Mexico.
Năm 2005, Renault đã tăng tỉ lệ cổ phần họ năm giữ thêm 10%. Renault và Samsung đã kí hợp đồng sẽ sử dụng tên Samsung trong sản phẩm bán ra đến hết năm 2009.
Đáng buồn thay sự thành công của RSM không kéo dài, họ đã hứng chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ Hyundai và Kia trong những năm 2010, khiến doanh số bán giảm liên tục qua mỗi năm. Thậm chí trong năm 2012 RSM đã phải cắt giảm 15% nhân sự (khoảng 800 người).
Hiên tại, RSM đang có kế hoạch để tung ra các sản phẩm xe ô tô chạy điện cho nhiều thị trường khác nhau. Samsung vẫn đang nắm giữ 19,9% số lượng cổ phiếu tại RSM.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI