Bạn có biết Steve Jobs chưa bao giờ bị sa thải? Hãy để cựu CEO Apple nói lên sự thực

    Ngocmiz,  

    “Ông ấy chưa bao giờ tha thứ cho tôi” – Sculley chia sẻ - “Không, chưa bao giờ. Thật xấu hổ là khi nhìn lại, tôi mới thấy sai lầm ở phần mình.”

    Hiện đang là nhà đầu tư chống lưng cho rất nhiều công ty công nghệ - bao gồm cả Obi Mobiles và Zeta Interactive, một startup đang chuẩn bị lên sàn – nhưng cựu CEO Apple John Sculley vẫn được biết đến nhiều nhất với tư cách là người “hất cẳng” Steve Jobs khỏi công ty vào năm 1985.

     Steve Jobs và John Sculley

    Steve Jobs và John Sculley

    Chia sẻ trong một sự kiện tại Prague, Sculley cho biết ông không hề đuổi Steve Jobs mà chính Jobs đã tự rời bỏ công ty sau khi không thuyết phục được hội đồng quản trị Apple theo đuổi chiến lược chiết khấu giá cho các dòng máy tính và máy in Macintosh Office. Sau nỗ lực thuyết phục không thành, hội đồng quản trị đã coi sự hiện diện của Jobs là “chướng mắt” nên ông đã rời đi.

    Thế nhưng điều không ngờ nhất là khi Sculley mô tả về tình bạn sâu đậm giữa ông và Jobs. Sau khi rời công ty, họ chưa khi nào hàn gắn lại được mối quan hệ trước đây.

    “Ông ấy chưa bao giờ tha thứ cho tôi” – Sculley chia sẻ - “Không, chưa bao giờ. Thật xấu hổ là khi nhìn lại, tôi mới thấy sai lầm ở phần mình.”

    Câu chuyện giữa Sculley và Jobs vào thời điểm vị CEO huyền thoại bị “đá” khỏi Apple có thể được tóm lược qua lời kể của Sculley như dưới đây.

    Sculley lần đầu gặp Jobs vào năm 1982. Trước đó, ông từng giữ chức chủ tịch PepsiCo, nơi ông cho ra mắt chiến dịch Pepsi Challenege tạo được tiếng vang lớn. Jobs muốn tận dụng tài năng marketing của Sculley để biến Apple thành một thương hiệu tiêu dùng phổ biến.

    Steve muốn trở thành CEO nhưng họ (ban quản trị) lại không cho là ông ấy sẵn sàng cho việc đó. Chính vì vậy mà họ để Jobs tự chọn một CEO thuê ngoài. Sculley kể lại:

    Apple II khi đó là nguồn doanh thu duy nhất của công ty, chính vì vậy là nhiệm vụ của tôi là giúp Apple II tăng trưởng…Chúng tôi phải khiến kiếm được đủ doanh thu từ Apple II bởi Apple Lisa đã thất bại, đây sẽ là niềm hy vọng duy nhất trong lúc Steve đang phát triển máy Mac.

    Khi đó cả hai rất thân thiết. Sau 5 tháng quen biết, chúng tôi đã dành thời gian ở văn phòng làm việc cả 7 ngày trong tuần. Đó không còn là quan hệ đối tác làm ăn nữa mà như đúng là hơn giữa những người bạn thân thiết. Cũng nên nhớ rằng đó là thời điểm Steve 27 tuổi. Ông ấy vừa bị ban quản trị trục xuất khỏi nhóm phát triển Lisa bởi khi ấy Steve chưa hề có một lối lãnh đạo trưởng thành như chúng ta được biết hiện nay.

    Đến năm 1985, khi Steve giới thiệu vài sản phẩm mới là chiếc máy in laser Macintosh Office, một chiếc máy đánh chữ laser có font postscript từ Adobe và một chiếc Macintosh.

    Vấn đề là ở chỗ doanh số bán các sản phẩm này chẳng mấy khởi sắc – mọi người chẳng ai mua cả. Steve rơi vào trầm cảm. Ông ấy quay sang nói với tôi: “Tất cả là lỗi của cậu. Cậu bắt tôi phải bán chiếc Macintosh với giá quá cao.” Mức giá khi đó là 2495 USD. Ông ấy muốn ra giá chỉ 1995 USD. Thế nhưng chúng tôi cần tiền bù lại các chiến dịch quảng bá vào năm 1984.

    Cuối cùng, Steve nói: “Tôi muốn cậu giảm giá Apple II 500 USD và chuyển sang ưu tiên quảng bá máy Mac.”

    Tôi bảo rằng: “Steve, nếu cậu muốn làm vậy thì công ty sẽ lại lỗ. Tôi đã nói chuyện với các kỹ sư, và họ nói là doanh số thấp chẳng liên quan gì đến giá thành hay quảng cáo hết. Lý do chính là ở sản phẩm!”

     Chiếc Apple II đã đi vào huyền thoại

    Chiếc Apple II đã đi vào huyền thoại

    Thực tế là phải đến 1 năm sau, khi những bộ vi xử lý bắt đầu có hiệu năng cao hơn thì những chiến dịch quảng bá năm 1985 mới có thể có hiệu quả.

    [Hội đồng quản trị đã yêu cầu nhà sáng lập Apple Mile Markulla nghiên cứu chính sách giá và báo cáo lại cho họ một tuần sau, trong một cuộc họp cổ đông đặc biệt].

    Markulla đã nói: “Tôi đồng ý với John (Sculley), nhưng không đồng ý với Steve.” Hội đồng quản trị đáp lại rằng: “Steve, chúng tôi muốn anh rời bỏ vị trí lãnh đạo mảng Macintosh. Anh đang phá vỡ hoạt động của cả công ty.”

    Steve chưa bao giờ bị sa thải. Ông ấy nghỉ phép một vài tháng và vẫn ở trong ban điều hành công ty. Nhưng ông ấy chưa bao giờ tha thứ cho tôi.

    Thực chất, ông ấy đã bị ban quản trị Apple kiện ra tòa vì lôi kéo mất 5 quản lý chiến lược của Apple.

    Còn tình bạn của chúng tôi á? Không, chưa bao giờ hàn gắn được. Thật xấu hổ là khi nhìn lại tôi mới thấy lỗi ở phần mình. Tôi đến từ thế giới của các tập đoàn công nghiệp lớn chứ không mang trong mình ngọn lửa đam mê của những người làm khởi nghiệp. Sau nhiều thập kỷ, giờ đây tôi ngày càng trân trọng niềm tin và tầm nhìn của các nhà sáng lập. Chính vì vậy mà đuổi hay trục xuất một nhà sáng lập khỏi vị trí của mình, ngay cả khi không sa thải anh ta, cũng đều là một sai lầm lớn. Tôi ước rằng Steve và mình có thể hàn gắn lại tình bạn năm xưa, nhưng cuối cùng thì nó cũng không thể thành hiện thực nữa rồi.

    Tham khảo Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ