Chi phí trung bình cho một lần làm tóc tốn khoảng từ 175-350 bảng Anh, cao gấp 3 đến 4 lần thu nhập hàng tháng của người lao động châu Phi. Thế nhưng vì sao nhiều phụ nữ vẫn sẵn sàng bỏ ra khoản tiền lớn này?
Tôi ngồi tại một salon nhỏ được trang trí khá bắt mắt ở thành phố Dakar – thủ đô của Cộng hòa Senegal. Tường được trang trí bởi những tấm rèm màu sắc: đỏ, cam, tím, hồng, xanh, đen và vàng. Ngồi trên ghế trước tấm gương là một phụ nữ với bộ đồ sặc sỡ từ đầu đến chân. Đó là Tata - stylist của hiệu tóc.
Khách hàng của Tata đang chuẩn bị cho lễ rửa tội cháu gái và bà kỳ vọng kiểu tóc mới sẽ truyền tải không khí trang trọng của sự kiện này. Bà trình bày cho Tata kiểu tóc mà mình thích, sau đó Tata sẽ cho bà xem những mẫu tóc trên điện thoại của cô, đều là những xu hướng “hot” từ các chương trình truyền hình, tạp chí hoặc cô bắt gặp trên đường.
Và kiểu tóc mà vị khách đó chọn là tóc cạo gáy xoắn với gel màu đen để cố định kiểu. Tata dùng chiếc lược có đầu làm bằng kim loại (giống như một chiếc bàn chải đánh răng), một cây kim, chỉ và một lượng lớn những sợi tóc nhân tạo được sản xuất tại địa phương đang đong đưa trước ghế. Sau khi tạo kiểu cho khách hàng, cô sử dụng một thanh nẹp và lửa để loại bỏ những sợi “không đúng vị trí”.
Rõ ràng sự kết hợp của hóa chất trong các sản phẩm tóc đã được cải tiến rất nhiều kể từ khi mái tóc của "ông hoàng nhạc pop" Micheal Jackson bốc cháy trong một video quảng cáo của Pepsi, nguyên nhân của “tai nạn” này được cho là do đặc tính dễ cháy của sáp vuốt tóc trên các sản phẩm làm tóc.
Huyền thoại Micheal Jackson với mái tóc xoăn đặc trưng
Hiện nay, 3 công ty có nhà máy đặt tại Dakar sản xuất sợi tóc tổng hợp, trong đó nổi tiếng nhất là Kanekalon với thương hiệu lâu đời Darling Hair. Mặc dù được sở hữu bởi doanh nhân người Leban nhưng Darling Hair lại được giám sát bởi người Hàn Quốc và sử dụng công thức hóa chất của Nhật Bản. Tuy vậy, đây vẫn là sản phẩm mang thương hiệu Châu Phi, được sản xuất ở cả Senegal và Kenya.
Đi dọc các thị trấn và làng quê khắp đất nước này, bạn rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh những sợi tóc tổng hợp được xếp chồng lên nhau treo trong các cửa hàng hoặc ngoài chợ. Chúng được bán với giá khoảng 1,75 bảng Anh cho mỗi gói. Chất sợi này còn được xuất khẩu sang các nước châu Phi khác và cả Mỹ.
Không chỉ phát minh ra những kiểu tóc xoăn ấn tượng nhất thế giới, người Senegal còn làm thay đổi hoàn toàn định nghĩa về “tóc tự nhiên”. Ở Dakar, khi đề cập đến tóc tự nhiên, người phụ nữ không chỉ nói đến trạng thái ban đầu của mái tóc họ mà còn đề cập đến những mái tóc giả họ luôn thèm muốn, có thể mua để sử dụng trong 5 đến 6 năm với mức giá không hề rẻ.
Xu hướng này ở châu Phi được gọi là Cheveux naturels – một ngành công nghiệp xa xỉ. Để có được mái tóc mang phong cách Cheveux naturels, nhiều phụ nữ sẽ phải bỏ ra khoản tiền lớn hơn cả tiền lương họ kiểm được. Thế nhưng họ vẫn sẵn sàng chấp nhận và sẽ không thể cảm thấy hạnh phúc nếu không có được chúng.
“Nếu tôi có từng ấy tiền, tôi sẽ mua một chiếc máy tính mới hoặc một thứ gì đó hữu ích cho cuộc sống của tôi hơn là đầu tư vào mái tóc” – Muza, một phụ nữ châu Phi ngoại lệ chia sẻ. Theo cô, nhiều phụ nữ Senegal không quan trọng việc họ đẹp hay xấu hơn với kiểu tóc này, nhưng nó là một biểu tượng về thời trang và địa vị xã hội.
Chi phí trung bình cho một lần làm tóc Cheveux naturels tốn khoảng từ 175-350 bảng Anh, cao gấp 3 đến 4 lần thu nhập hàng tháng của người lao động Senegal. Thế nhưng vì sao họ vẫn sẵn sàng bỏ ra khoản tiền lớn đến vậy?
“Nếu một người đàn ông muốn theo đuổi người phụ nữ mình yêu, anh ta sẽ phải hứa hẹn đầu tư cho cô ấy kiểu tóc cheveux naturels. Đó là lý do tại sao mỗi người phụ nữ luôn có vài người bạn trai cùng một lúc, để đảm bảo rằng một trong số họ sẽ cung cấp tiền làm tóc miễn phí cho bạn bất cứ lúc nào”, một cô gái Senegal cho biết.
“Thi thoảng chúng tôi phải thuê cheveux naturels cho những dịp đặc biệt. Kiểu tóc này là ước mơ của mọi phụ nữ Senegal. Nó khiến cho họ đẹp hơn. Nhiều phụ nữ sẽ cảm thấy thua kém nếu như họ không có được cheveux naturels. Vì thế, họ liên tục đề nghị chồng hoặc người yêu đầu tư cho mình cheveux naturels mỗi ngày”, một nhà tạo mẫu tóc Senegal chia sẻ.
Trong khi phụ nữ Senegal mê mệt cheveux naturels thì đàn ông nước này lại cực kì phản đối. Họ cho rằng cheveux naturels chính là nguyên nhân gây ra căng thẳng trong các mối quan hệ, thậm chí khiến hôn nhân tan vỡ. Họ cáo buộc phụ nữ đặt ưu tiên không đúng chỗ, chỉ mong muốn có mái tóc đẹp hơn thay vì chăm sóc cho gia đình, con cái. Có thể nói, cheveux naturels trở thành “nỗi ám ảnh” của đàn ông Senegal.
Tuy nhiên, thái độ của họ đi ngược với quan điểm của mình bởi chính họ là những người mong muốn nhìn thấy phụ nữ đẹp và quyến rũ hơn. “Đàn ông có thể nói rằng họ không thích, thậm chí ghét cheveux naturels. Nhưng họ không thể phủ nhận rằng họ luôn bị thu hút bởi những phụ nữ có mái tóc cheveux naturels”, Muza nói.
Nhiều nam giới Senegal thừa nhận rằng họ không thể hiểu hết được ý nghĩa của những thứ phụ nữ mang trên đầu thông qua kiểu tóc.
Tất nhiên, Senegal không phải là quốc gia duy nhất ở châu Phi có “nền văn hóa tóc” phức tạp. Hầu hết phụ nữ Afro đều có mái tóc hình xoắn ốc thẳng đứng lên trên giống như kiến trúc của những tòa nhà độc đáo.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín