Steve Jobs đã xây dựng nên công ty giải trí lớn nhất thế giới.
*Bài viết thể hiện quan điểm của Jonny Evans trên computerworld
Bạn không mua iMac, bạn mua một lối sống sáng tạo. Bạn không dùng iPhone, bạn dùng một thiết bị giao tiếp hiện đại của thế kỷ 21. iPad không phải là thứ bạn dùng để mân mê ngón tay, mà là tương lai của máy tính. Apple TV là một cuộc cách mạng trong khi Apple Watch là một phần của cơ thể bạn.
Bạn yêu Apple
Tôi biết mình sẽ bị chỉ trích vì nói như vậy, nhưng chắc hẳn nhiều người có chung suy nghĩ với tôi. Lịch sử của Apple đã chứng minh công ty thường đi tiên phong trong các công nghệ mới, dù có lúc dường như công ty chỉ ăn mày dĩ vàng để sống qua ngày. Bạn không thể chỉ đánh giá một công ty qua những những ngày đẹp trời mà còn phải nhìn qua lăng kính của những tháng năm bão tố.
Apple đã khai sinh ra cả nền công nghệ. Công ty này có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Android và Windows. Đó không phải là sự thổi phồng quá đáng hay chiêu trò marketing.
Khả năng làm khách hàng hài lòng là ưu điểm không thể chối bỏ của Apple. Đây là điều quan trọng nhất mà mọi công ty luôn hướng đến. Khách hàng hài lòng sẽ trung thành với công ty, kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm và duy trì các kênh thu nhập ổn định cho công ty, từ Apple Pay cho đến iTunes.
Walt Disney
Giống như Walt Disney , Apple không dành cho tất cả mọi người. Nhưng, cả hai công ty đều có điểm chung là đem lại tính giải trí cho số đông. Disney có chuột Mickey còn Apple có iMac. Steve Job s là Aladdin của thế giới công nghệ, và những sản phẩm ông tạo ra là tấm vé đến xứ sở thần tiên, ít nhất là cho những ai yêu công nghệ. Apple luôn tìm cách làm hài lòng khách hàng bằng những công nghệ hấp dẫn và khát khao biến những trải nghiệm trên máy móc thành những tương tác thú vị. Apple không hề là một công ty công nghệ. Apple là một công ty giải trí. Apple đem lại những trải nghiệm song hành cùng chúng ta vào một tương lai bất định.
Trải nghiệm
Trải nghiệm là chìa khóa để hiểu được Apple. Công ty này dẫn dắt cho mọi tương tác của bạn, từ khoảnh khắc bạn lướt qua trang web của công ty cho đến khi bước vào Apple store và được nhân viên nhiệt tình chào đón. Apple sẽ làm bạn có cảm giác mình là những ông hoàng bà hoàng. Apple trở nên giàu có vì đưa cho bạn cái mình cần mà không cố lấy đi nhiều hơn thế.
Khoảng thời gian duy nhất mà Apple mất đi tầm nhìn là những ngày tháng đen tối bị một đống người chẳng biết gì về công nghệ điều hành. Họ gần như giết chết công ty bằng lối suy nghĩ thiển cận và hẹp hòi. Họ không thể đem lại những trải nghiệm khác biệt trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt, và họ thiếu trí tưởng tượng để phù phép cho những gì mình bán.
Jobs
Steve Jobs biết được bản ngã của Apple là gì. Ông luôn biết điều đó. Ông không giữ bí mật này cho riêng mình. “DNA của Apple nói rằng chỉ công nghệ thôi là chưa đủ”, ông nói vào năm 2012. “Apple là nơi giao thoa của nghệ thuật và công nghệ, đem lại những trải nghiệm làm trái tim chúng ta phải rung động”.
Chính sự kết hợp của hai lĩnh vực tưởng như đối lập này đã tạo nên thương hiệu của Apple. Mặc dù sản phẩm của Apple được xây dựng trên những công nghệ mới, chính những câu chuyện đằng sau chúng mới tạo nên sức lôi cuốn của Apple. Trong thế giới công nghệ cạnh tranh không ngừng, những câu chuyện cũng muôn màu muôn vẻ. Hãy nhớ lại xem Tony Fadell được gọi là Steve Jobs khi nào? Bạn đã xem những mẩu quảng cáo chế giễu Apple của Samsung chưa? Bạn có nghe FBI nói hành động bảo vệ thông tin khách hàng của Apple chỉ là chiêu trò marketing không? Bạn có bị gọi là fan cuồng của Apple bao giờ chưa?
Thành ngữ có câu vàng thật không sợ thử lửa. Những lời nói xấu chẳng thể làm hoen ố hình ảnh của quả táo cắn dở, giống như cách Disney đã thống trị làng hoạt hình trong cả thế kỷ qua. Dù gì đi nữa, Apple cũng thuộc về một ngành công nghệ đang thay đổi như vũ bão, có sức ảnh hưởng đến cả thế giới. Sứ mệnh của Apple vẫn sẽ là đi tiên phong trong trong những công nghệ mới nhưng không quên tính giải trí của mình.
Tham khảo: computerworld
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"