Loài động vật biểu trưng cho vùng Nam Cực này đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu.
Trong thế giới động vật, chim cánh cụt là một trong những loài đặc biệt nhất trên thế giới: dù là chim khả năng bay bằng không nhưng bơi lội lại rất giỏi. Đây cũng là loài chim có cuộc sống bầy đàn bền chặt, gắn bó, bảo vệ lẫn nhau. Nếu từng xem những thước phim về chim cánh cụt trong mùa sinh sản, bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì sự tương trợ lẫn nhau của loài này.
Tuy nhiên, loài động vật này đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do ảnh hưởng trực tiếp từ biến đổi khí hậu và con người. Nếu không có những biện pháp và thay đổi kịp thời, chỉ trong vòng vài thập kỷ nữa thôi, chúng ta sẽ không thể tìm thấy những chú chim cánh cụt ngoài tự nhiên.
25/4 là ngày chim cánh cụt thế giới. Tuy nhiên, loài động vật này đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng chưa từng có trên phạm vi toàn cầu.
Trên thế giới có 17 loại chim cánh cụt khác nhau và chim cánh cụt hoàng đế là loài lớn nhất. Nó có thể đạt tới chiều cao 120cm và nặng 45kg.
Chim cánh cụt hoàng đế có thể được tìm thấy tại khu vực bờ biển Nam Cực. Mùa sinh sản của chúng thường là thời điểm thu hút du khách đến tham quan trên những con tàu du lịch hay các phi cơ riêng. Ngoài ra, chim cánh cụt cũng có thể được phát hiện tại Nam Phi, Chile, Argentina, Australia và New Zealand.
Là cư dân đông đảo nhất tại vùng cực, chim cánh cụt đang cảm nhận rõ hơn những tác động của biến đổi khí hậu. Băng tan làm chúng mất đi các khu vực sinh sản cũng như việc khai thác hải sản quá mức đang làm cạn kiệt nguồn thức ăn của chúng.
Chim cánh cụt hoàng đế trông có vẻ vụng về khi đi lại nhưng chúng có dáng bơi rất uyển chuyển. Loài vật này có thể lặn sâu tới hơn 500m trong vòng 20 phút.
Có kích cỡ chỉ nhỏ bằng một nửa chim cánh cụt hoàng đế, chim cánh cụt Adelie là một trong những loài nhỏ nhất tại khu vực Nam Cực. Tháng 10 hàng năm, chúng sẽ bắt đầu xây tổ tại các vách đá gần bờ biển.
Chim cánh cụt Adelie là một trong những loài có số lượng đông đảo nhất. Chúng thường sống trên các khu vực lãnh thổ rộng lớn, các khối băng hay vùng ven biển Nam Cực.
Chim cánh cụt Adelie cũng đang phải hứng chịu những biến đổi khí hậu như chim cánh cụt hoàng đế. Tuy nhiên, vì số lượng loài đông đảo hơn nên nguy cơ tuyệt chủng cũng giảm đi đáng kể.
Mòng biển phương Nam là những kẻ thù chính của chim cánh cụt Adelie khi chúng luôn cố gắng tấn công trứng và ăn thịt con non. Do vậy, cả đàn thường tập trung tại một chỗ để bảo vệ con non trong mùa sinh sản.
Khí hậu nóng ấm phương Nam là điều kiện lý tưởng cho loài chim cánh cụt Jackass, hay còn gọi là chim cánh cụt châu Phi. Bạn có thể tìm thấy chúng dọc bờ biển Cape Town, Nam Phi.
Không giống các loài chim cánh cụt khác, chim cánh cụt châu Phi không di trú mà ở nguyên một chỗ. Chúng sẽ đẻ trứng sau đó giấu dưới những bụi cỏ gần đó.
Loài chim cánh cụt này cũng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do việc mất sinh cảnh môi trường sống cũng như lượng thức ăn bị giảm sút đáng kể
Chim cánh cụt xanh hay cánh cụt thần tiên là loài nhỏ nhất trong thế giới chim cánh cụt. Chúng thường sống ở khu vực bờ biển Australia và New Zealand. Thông thường, chúng chỉ nặng từ 1-2kg và cao khoảng 30cm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời