Bạn đã bao giờ nghĩ chiếc sạc điện thoại mình đang dùng sẽ đổi được bao nhiêu đồ ăn chưa?
Số tiền bạn bỏ ra để mang về một bộ sạc iPhone có thể mua đủ mì ramen cho một em học sinh ăn trong nhiều tuần. Ngoài ra, việc “tậu” một đôi tất hợp thời mới hoặc một bộ trang điểm có thể là khoản chi nhỏ với bạn, nhưng nó đủ nuôi sống gia đình nào đó ở vài nơi trên thế giới.
Nhiếp ảnh gia Stefen Chow (Stefen Châu) và nhà kinh tế học Hui-Yi Lin (Lâm Hoa Nhất) đã thực hiện chuỗi nghiên cứu về sự tương ứng (Equivalence - 100:1) nhằm so sánh những nhu cầu của một người tương đương thế nào với mong muốn của người khác. Các hình ảnh tương phản được đặt cạnh nhau ví như món phụ kiện điện thoại, đồ trang điểm, túi xách so sánh với khối lượng đồ ăn bình dân khổng lồ có thể được mua bởi cùng số tiền đó. Nó cho thấy một hướng nhìn khác về cái giá của chủ nghĩa tiêu thụ.
Vợ chồng nhiếp ảnh gia Stefen Chow, Hua-Yi Lin
Cặp đôi này sống ở Bắc Kinh và kết hôn gần 1 thập kỷ trước. Vào năm 2009, họ đã hợp tác trong dự án “Ngưỡng đói nghèo” (The Poverty Line), nhằm kiểm tra lượng thực phẩm mua được từ 1,25 USD (khoảng 30 nghìn VND) tại các quốc gia khác nhau. Họ đã theo đuổi dự án tương tự trong chuỗi nghiên cứu Equivalence, được bắt đầu từ 3 năm trước với một khoản hoa hồng, mục tiêu của nó là thực hiện về giá trị đồng tiền.
Sáng kiến này ra đời để xem xét họ có thể mua được gì với 20 euros (khoảng 520 nghìn VND). Ông Châu đã dành phân nửa số tiền cho chiếc vòng mạ vàng tại một khu chợ trời và phần còn lại mua bánh bao Trung Quốc, loại dễ dàng tìm thấy ở chợ. Với 10 euros (260 nghìn VND), ông có được 100 chiếc bánh. Họ chụp lại những mẫu đồ vật trông có vẻ khác nhau và rồi khi có kết quả thì bắt đầu tìm kiếm, kết hợp chúng lại theo cặp. Ông Châu chia sẻ: “Thật ra ít nhiều cũng có chút xúc động đối với dự án, dù cho những gì bạn đang xem là hình ảnh rất chung chung của các mặt hàng vô cùng phổ biến.”
Những chiếc bánh bao đã được ông Châu mua lại trong khu chợ Trung Quốc.
Làm việc tại các thành phố như Bắc Kinh, Hồng Kông và Tokyo, cặp đôi này đã bỏ ra từ vài USD đến 30 USD (hơn 675 nghìn VND) cho những đồ vật vốn được biết đến rộng rãi ví dụ bánh quy, mỹ phẩm, quần áo,... Sau đó, họ quy đổi loại đồ vật ấy ra tiền và ước lượng số đồ ăn có thể mua được từ khoản tiền này. Ví dụ, tại Nhật Bản, bạn có thể mua 100 gói mì ramen với mức giá của một bộ sạc iPhone. Sự so sánh này càng nổi bật hơn khi các vật thể được đặt trong cùng một khung hình, với sự khéo léo từ bàn tay của các họa sĩ Photoshop.
Cá trích đóng hộp (9,47 USD), lựa chọn của những người nghèo ở Vương quốc Anh cho một ngày thông thường. (khoảng hơn 200 nghìn VND).
Số bắp cải với giá 0,6 USD (khoảng 13 nghìn VND).
Dưới đây là những bức ảnh đã qua chỉnh sửa của vợ chồng nhiếp ảnh gia này:
Số mì ăn liền tương đương với số tiền mua một sợi dây sạc iPhone.
Số bánh Oreo để mua một đôi tất.
Số bánh để mua một chiếc túi xách Chanel.
Số mì có thể mua với số tiền bỏ ra để mua một bộ trang điểm tiện dụng.
Số lon nhôm để mua được một chiếc ốp điện thoại.
Không phải tất cả những đối tượng trong chuỗi so sánh này chỉ để “làm màu”. Bạn có thể phản biện lại, đại loại như bộ sạc điện thoại là thiết bị rất cần thiết. Nhưng nếu phải chọn lựa giữa phí tổn cho điện thoại và tiền mua đồ ăn, có lẽ bạn sẽ thay đổi quan điểm của mình khi... đói bụng. Chuỗi nghiên cứu “Equivalence - 100:1” đã cho thấy rằng không phải mọi thứ có giá tiền tương đương đều có giá trị bằng nhau.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI