Mà nếu bạn có định in thật, xin hãy cho chúng tôi biết.
- Nếu hố đen hút được đủ thứ vật chất kể cả ánh sáng, tại sao nó không to lên và nuốt chửng mọi thứ?
- Lockheed Martin đặt một cái hộp đen bí ẩn cao 4 mét trong khuôn viên trường đại học, sinh viên phải giải đố để mở được nó
- Chuyện lạ: Tác phẩm nghệ thuật trị giá 1,1 triệu USD đã tự hủy ngay sau phiên đấu giá
- Mãn nhãn với các tác phẩm nghệ thuật đường phố được tạo nên bằng trí tưởng tượng và góc quan sát phi thường
- Cùng chiêm ngưỡng bảo tàng không tác phẩm đầu tiên trên thế giới tại Tokyo: nghệ thuật nơi đây nằm tại ánh sáng, không gian và trải nghiệm
Nếu bạn thừa giấy, thừa mực in và quan trọng nhất là thừa cả thời gian, bạn hẵng tính đến chuyện in file PDF này ra nhé. Nếu không, xin chân thành khuyên bạn đừng làm vậy.
Ấn vào đường link, bạn sẽ chẳng thấy gì ngoài một màu đen, kéo xuống đến mấy, bạn cũng chỉ thấy màu đen. Lời khuyên chân thành nữa mà tôi đưa ra: nếu bạn mở file trên máy tính, bạn có thể sử dụng thanh kéo để đi xuống tận cùng file PDF kia; còn nếu bạn trên mobile, xin đừng thử vuốt liên tục xem bao giờ sẽ xuống trang cuối.
Tập file gồm 2568 trang này trải rộng đúng 1km2 ngoài đời thực đó.
Bạn có thể tự hỏi ai là người có đầu óc thiên tài nghĩ ra được thứ quái lạ này, bạn sẽ phải tìm câu trả lời tại Đại học Pennsylvania. Có một giáo sư đang đứng lớp, giảng giải học trò về cách tiêu phí thời gian trên Internet. Tất cả những câu chữ có trong bài viết đều có thực: lớp học cách phí thời gian là có thật, file PDF "rộng 1km2" kia cũng có thật, và người tạo ra nó – giáo sư Kenneth Goldsmith – cũng có thật.
Giáo sư Kenneth Goldsmith tại Nhà Trắng hồi năm 2011.
Hồi tháng Tư năm nay, khi Motherboard nối liên lạc với giáo sư để hỏi về cái file PDF đáng tò mò, ông khoe rằng ông đang in nó ra, toàn bộ 2.568 trang đen ngòm.
"Chỉ cần khoảng 6 ram giấy thôi, với giá 3,99 USD một ram, tôi có thể in ra được một kilomet vuông với giá 24 USD", ông Goldsmith nói với Motherboard. "Nhưng để xếp lại cho tròn diện tích, vừa vào trong căn hộ của tôi tại Manhattan thì lại là vấn đề khác …"
Đây là dự án giáo sư Goldsmith làm chung với Aarea.co, một "phòng tranh nghệ thuật" do Marcella Viera và Livia Benedetti, đều là người Brazi, quản lý. Và đây cũng chẳng phải dự án "quái dị" đầu tiên ông Goldsmith bắt tay thực hiện.
"Vài năm trước, tôi đã thực hiện tác phẩm đoạn thẳng dài 1 dặm trên nền tảng kĩ thuật số", ông Goldsmith khoe. "Tôi đã định thực hiện dự án một kilomet vuông nhiều năm trước rồi, nhưng CPU không đủ sức render khoảng màu đen rộng như thế. Giờ thì làm được rồi, và tôi quyết định thực hiện nó".
Theo lời giáo sư nói, việc tạo ra một kilomet vuông màu đen khá dễ. Chỉ cần một dòng code để render một điểm ảnh – pixel màu đen duy nhất lên 4.320.000 lần, tạo nên được một kilomet vuông màu đen. Nhắc tới việc in ra toàn bộ file PDF cả ngàn trang, có lẽ bạn nhớ ngay tới một dự án tương tự của giáo sư Goldsmith, "Hãy in ra toàn bộ Internet".
Ông mời người dùng Internet toàn cầu in ra một phần bất kì của Internet và gửi tới một phòng tranh tại Mexico. Dự án nhằm tưởng nhớ tới Aaron Swartz, vẫn được coi là người đồng sáng lập Reddit, đã tự vẫn khi đối mặt với bản án tù quá nửa đời người vì đã công bố 5 triệu bản nghiên cứu khoa học vốn phải trả tiền để đọc.
Dự án "Hãy in ra toàn bộ Internet" có những thành công của riêng mình. Theo những gì ông Goldsmith viết trong cuốn sách "Tốn thời gian trên Internet", phòng tranh tại Mexico đã chất đầy "đống giấy nặng mười tấn, chồng lên thì cao tới 5 mét".
Kể cả dự án một kilomet vuông của ông cũng là để tỏ lòng thán phục một nghệ sĩ khác, đó là Walter De Maria – một nghệ sĩ sống tại thế kỷ 20, tiên phong trong ngành nghệ thuật với những tác phẩm nằm gọn trong một không gian giới hạn. Hai trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của De Maria là cắm 400 cọc kim loại trải đều 1 dặm vuông (khoảng 2,59 km2), được gọi là Đồng Sét – The Lightning Field; tác phẩm khác là Kilomet Đất Thẳng Đứng - Vertical Earth Kilometer, chôn một cọc kim loại dài 1km, đường kính 5 cm xuống lòng đất, cọc được chôn sâu đúng 1km để bề mặt của đỉnh cọc ngang bằng với mặt đất.
Tác phẩm có tên Đồng Sét vì những cọc kim loại sẽ hút sét mỗi khi trời có bão.
Vertical Earth Kilomerter nằm tại Công viên Friedricksplatz, Đức.
VEK được đặt xuống năm 1977.
Còn về phần giáo sư Kenneth Goldsmith, ông nói rằng file PDF chỉ xuất hiện trên mạng một ngày thôi, trước khi ông gỡ nó đi. Thế rồi ông vẫn để đó hẳn một tháng, và bản thân ủng hộ việc chia sẻ tài liệu, ông chẳng nói gì về việc file PDF được lưu ở nhiều nơi khác nữa.
"Chắc là nếu file đã dược lưu, thì hẳn nó sẽ tồn tại mãi mãi, nhưng có điều ta nhìn nhiều thứ chỉ một lần trên không gian mạng, rồi quên luôn chúng đi", ông Goldsmith nói. "Nếu xét theo nghĩa đó, thì toàn bộ Internet cũng chỉ là thứ dùng một ngày rồi quên thôi".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4