Bán hàng online - Tương lai của doanh nghiệp

    Quang Vũ,  

    5 năm tới sẽ có khoảng 55% người Việt mua sắm qua kênh online, với giá trị mua hàng bình quân 600 USD một người một năm. Tương lai của doanh nghiệp sẽ gắn liền với "bán hàng online".

    55% dân số Việt Nam sẽ tham gia mua sắm trực tuyến vào năm 2025

    Theo báo cáo của Nielsen, 63% người tiêu dùng được hỏi sẽ vẫn giữ thói quen mua sắm online sau dịch COVID-19. Khách hàng ở đâu, người bán hàng ở đó. Trong tương lai, những doanh nghiệp không thể thích ứng với việc bán hàng trực tuyến chắc chắn sẽ bị đào thải.

    Từ thực tế trên, Chính phủ đã đề ra kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025. Theo đó, doanh số thương mại điện tử B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Để thực hiện hóa kế hoạch này, các bộ, ngành cơ quan Nhà nước cũng đã có những hoạt động cụ thể. Gần đây nhất là sự kiện Ngày Chuyển Đổi Số Việt Nam (DX Day 2020) do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam tổ chức đã diễn ra vào ngày 15/12. Trước đó, tại Hà Nội cũng diễn ra lễ công bố "Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025" ra vào ngày 03/12 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tổ chức.

    Bán hàng online - Tương lai của doanh nghiệp - Ảnh 1.

    Bizfly giới thiệu sản phẩm trong ngày hội DXDay Việt Nam 2020 - nguồn ảnh Bizfly

    Kế hoạch này được đánh giá là khả quan bởi trên thực tế, thói quen mua sắm trực tuyến đã dần trở nên phổ biến. Theo báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử 2020 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố, mức tăng trưởng thương mại điện tử trung bình của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2019 đạt trên 30%, tổng giá trị ngành thương mại điện tử năm 2019 khoảng 11,5 tỷ USD. Con số này có thể đạt tới 15 tỷ USD vào năm 2020, gấp gần 4 lần so với năm 2015 - Thời điểm nhen nhóm của thương mại điện tử. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang dần nhận thức được việc phải chuyển đổi online, đầu tư cho bán hàng trực tuyến.

    Tương lai là bán hàng online

    Không chỉ diễn ra tại các doanh nghiệp, nhiều chợ đầu mối cũng mong muốn được mang một số mặt hàng đặc trưng, mặt hàng có điểm "nhấn" tại khu vực lên sàn thương mại điện tử, tiến tới hình thức bán hàng online.

    Theo khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tính đến năm 2019, 42% doanh nghiệp cho biết đã xây dựng website, 39% có bán hàng trên mạng xã hội, 17% số doanh nghiệp có kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử. Xét về tính hiệu quả, website đang tỏ ra là kênh bán hàng đem lại nguồn thu ổn định khi có tới 26% doanh nghiệp đánh giá tốt, cao hơn ứng dụng di động (20%) và qua sàn thương mại điện tử (19%).

    Bán hàng online - Tương lai của doanh nghiệp - Ảnh 2.

    Đánh giá hiệu quả kinh doanh qua các nền tảng trực tuyến. Nguồn và đồ họa: VECOM

    Cũng theo kế hoạch phát triển thương mại điện tử đến năm 2025, nước ta sẽ có khoảng 80% website thương mại điện tử tích hợp đặt hàng trực tuyến và khoảng 70% giao dịch mua bán trên các trang này có hoá đơn điện tử. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có một số lượng lớn khách hàng mua sắm trực tuyến qua các trang web.

    Ngay từ bây giờ, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị để bắt đầu cho một cuộc cách mạng mới mà việc đầu tiên cần làm chính là thiết kế website.

    Website - Cửa hàng online mở cửa 24/7

    Có rất nhiều kênh để bán hàng online, nhưng website vẫn được đánh giá là nơi hoạt động hiệu quả nhất bởi nó do chính doanh nghiệp kiểm soát và làm chủ; không bị phụ thuộc vào sự thay đổi thuật toán của Facebook, Google hay chịu sức ép từ các sàn thương mại điện tử.

    Để website thực sự trở thành "cửa hàng" trên internet, nó cần hội tụ nhiều yếu tố như: Website được lập trình chuẩn SEO; dễ lên top trên các công cụ tìm kiếm; tương thích với mọi màn hình thiết bị điện tử; tốc độ tải trang nhanh chóng; tích hợp các công cụ hỗ trợ khách hàng như chatbot, email marketing; công cụ thống kê và phân tích hành vi khách hàng như CRM, ERP; công cụ cho phép khách hàng đặt hàng trực tuyến và thanh toán online không dùng tiền mặt…

    Là thành viên của VCCorp - Công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam, Bizfly mang đến dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp hội tụ đầy đủ các yếu tố trên giúp doanh nghiệp tăng trưởng ít nhất 200% doanh thu bán hàng trực tuyến. Đặc biệt, Bizfly là đơn vị thiết kế website duy nhất trên thị trường hiện nay tích hợp bộ công cụ Marketing automation (Chatbot, CRM, Email Marketing) có khả năng tiếp thị tự động, tạo ra doanh thu ngay lập tức, đồng thời giảm tối đa chi phí quảng cáo, nhân sự làm việc.

    Tương lai của doanh nghiệp chính là bán hàng online. Và để bán hàng online, không thể thiếu website.

    Tìm hiểu ngay dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp của Bizfly TẠI ĐÂY!

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ