Bạn muốn gấp Origami nhưng lại không khéo tay? Đừng lo, bởi bây giờ Origami có thể gấp từ xa được bằng ... ánh sáng rồi
Gấp 1.000 con hạc giấy để thực hiện điều ước chưa bao giờ dễ dàng đến thế.
Dường việc học nghệ thuật gấp giấy tinh tế quá khó, các nhà khoa học đã tìm ra cách gập origami mà không cần phải thực sự chạm tay vào nó.
Họ đã làm được điều kì diệu này bằng cách chiếu những ánh sáng có màu sắc khác nhau vào một tấm nhựa đặc biệt, loại nhựa có tên Shrinky Dink – một thứ nhựa có thể được cắt, tạo hình và vẽ lên; sau khi được cho vào lò nhiệt độ cao, nhựa sẽ chảy ra và cứng lại. Họ đã có thể gấp được chúng từ xa thành những hình dạng 3D khác nhau.
Nhựa Shrinky Dink.
Điểm mấu chốt của khám phá này là tìm ra cách thức để gập giấy theo đúng một thứ tự nhất định. “Như bất kì ai biết về môn nghệ thuật origami – hay đơn giản hơn là gấp quần áo – thì tôi có thể nói với các bạn rằng, thứ tự các bạn tuân theo để gấp bất kì thứ gì là cực kì quan trọng”, giáo sư Michael Dickey từ Đại học Bang Bắc Carolina, tác giả của nghiên cứu gấp Shrinky Dink kia chia sẻ.
Origami mà bạn không cần phải chạm tay vào để gập chúng.
Đây là cách giáo sư Dickey và cộng sự của mình thực hiện gấp origami từ xa:
Đầu tiên, họ sử dụng một máy in phun vẽ nên một khuôn mẫu màu trên tấm nhựa Shrinky Dink, những đường mà họ muốn gấp theo. Thay bằng lò nhiệt độ cao, nguồn nhiệt sẽ được cung cấp bằng một hệ thống đèn. Bởi những phần nhựa có sắc tố khác nhau sẽ hấp thụ những bước sóng ánh sáng khác nhau, những đường thẳng trên tấm nhựa Shrinky Dink sẽ chỉ được làm nóng và bẻ cong dưới một điều kiện ánh sáng nhất định. Vị dụ như phần xanh dương sẽ hấp thụ ánh sáng đỏ, phần vàng sẽ hấp thụ ánh sáng xanh.
Bằng cách chiếu đèn có những màu khác nhau vào tấm nhựa, các “kĩ sư origami” có thể gấp giấy theo một thứ tự nhất định.
Quá trình gấp giấy nghệ thuật từ xa này vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, nhưng theo thời gian, phương pháp gấp giấy này sẽ được hoàn thiện hơn hiện tại. Những nghệ nhân gấp giấy cũng đừng lo, bởi đây là tiến bộ khoa học cho thấy độ chính xác của máy móc có thể tới được giới hạn nào, chứ không phải đây là một cỗ máy sẽ cướp mất công ăn việc làm của họ trong tương lai đâu.
Tham khảo The Verge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android