Thiết bị bay không người lái vẫn là một công nghệ mới, và khi chúng trở nên gần gũi hơn với đời sống hằng ngày, luật sẽ trở nên rõ ràng hơn.
Một chiếc drone lởn vởn sau vườn nhà bạn, cảm thấy ảnh hưởng đến sự riêng tư của mình, và bạn muốn ném rụng nó ngay lập tức? Khoan hãy hành động. Mặc dù Việt Nam chưa có luật hiện hành rõ ràng cho drone, nhưng chúng ta hãy cùng xem xét vấn đề này tại Mỹ - nơi đã có những điều luật cho drone nói riêng và những công cụ bay nói chung:
Vì bắn rơi drone cũng giống như việc bạn bắn rơi máy bay.
Trước nhất, tại Mỹ, làm tổn hại bất cứ loại robot bay lượn đều khiến bạn trở thành tội phạm liên bang. Chẳng cần biết nó đã phá tan bữa tiệc ngoài trời của bạn hay ngắm nhìn bạn đang thay quần áo qua cửa sổ.
Trích lời Peter Sachs, một luật sư lại Connecticut và là người xuất bản Tạp chí Drone Law Journal: “Hoàn toàn là sai phạm khi bắn, làm rơi hay chung quy là gây tổn hại, phá hủy hay có ý định như vậy. Những hành động như vậy đều vi phạm luật Liên bang.”
Tại Mỹ, bắn rơi drone là phạm pháp.
Bạn có thể thấy drone là một thứ nguy hiểm, ồn ào và khó chịu. Một đồ chơi cool ngầu hay kể cả bia tập bắn. Thì về vấn đề pháp lý, drone là một phi cơ đúng nghĩa, và cũng có những quyền y như vậy. Trích luật liên bang (18 USC § 32):
(a) Bất kì ai cố ý—
(1) Đốt, gây tổn hại, phá hủy, khống chế, hay đánh rơi bất kỳ phi cơ nào nằm trong thẩm quyền phi cơ đặc biệt của nước Mỹ hay bất kỳ máy bay dân dụng nào, hoạt động, hoặc làm việc tại các tiểu bang, ở nước ngoài, hoặc thương mại hàng không nước ngoài ;
…sẽ bị phạt tiền dưới tội danh này hay phạt tù đến 20 năm hoặc cả hai.
Điều này nghĩa là sao? Nếu bạn có ý định bắn rụng một thiết bị bay, bạn sẽ phải đối mặt với 2 thập kỷ bóc lịch, và/hoặc nộp phạt lên tới 250.000 USD. Vậy, về mặt pháp lý, bắn rụng một con drone cũng giống kiểu bẻ cánh trực thăng hay chặn đầu 747 vậy. “Phi cơ” là một định nghĩa khá là rộng, không may thay, drone cũng nằm trong đó.
“Điều này áp dụng ngay cả khi drone lượn trong sân nhà bạn,” trích lời Sachs. “Ngay cả khi bạn sở hữu bao nhiêu mét không gian phía trên mảnh đất của mình, bắn rụng drone hay bất kỳ “phi cơ” nào cũng là phạm pháp.”
Dưới cái nhìn pháp luật, bạn vừa bắn một chiếc máy bay
Vậy từ khi nào, một thiết bị bay có điều khiển trở thành một “phi cơ” về mặt pháp lý? Cũng không xa lắm – vào cuối tháng 11. Năm 2011, một nhiếp ảnh gia tên Raphael Pirker đã chụp một quảng cáo tại ĐH Virginia bằng một chiếc drone của mình. FAA (cục hàng không liên bang) đã quyết định xử phạt anh ta vì chiếc drone bay quá thấp, sát với các tòa nhà, xe cộ và người đi bộ. Một cuộc chiến pháp lý đã xảy ra, và cuối cùng vào tháng 11, Ủy ban An toàn giao thông Mỹ đã đưa ra quyết định drone được xem như là một phi cơ, và nằm trong những quy định của FAA.
Tuy nhiên thì vẫn tiếp tục có những người cố tình bắn mấy con drone. Vào tháng 9 một người đàn ông tại New Jersey đã bị bắt vì lỡ bắn rụng drone của anh hàng xóm. Tháng trước thì đã có một anh lính cứu hỏa nghịch drone bằng vòi cứu hỏa. Và cũng có một người đã bị phạt 850 USD vì bắn hạ chiếc UAV của hàng xóm.
Vào năm 2013, CNN đã từng đăng tin, những người dân phản đối drone đã tìm cách thúc đẩy các bộ luật cho phép bắn các thiệt bị bay.
Quá buồn, bạn chẳng thể làm làm gì chiếc drone kia cho dù cảm thấy nó phiền phức, hay cả việc nó xâm phạm tới sự riêng tư của mình. Tuy nhiên, vẫn có, một lý do chính đáng để bạn có thể bắn tan tành con drone kia bằng một khẩu shotgun: Tự vệ.
Lý do hợp pháp duy nhất để bắn hạ
Nghe thì giống kiểu trong mấy phim về ngày tận thế, nhưng nếu bạn không may ở trong hoàn cảnh mà có một con drone lượn vào nhà và có ý định làm hại bạn, thì chẳng ai có thể cấm bạn phá hủy nó. Tất nhiên là con drone này phải lao như điên vào bạn hoặc trang bị mớ súng ống bất hợp pháp và nổ súng về phía bạn.
Phản ứng thái quá dưới danh nghĩa “tự vệ”, tại Mỹ, được cho là một xu hướng xấu, và với drone cũng không ngoại lệ. Suy cho cùng, nếu bạn thấy một con drone lượn lờ trước cửa sổ, và theo dõi, liệu cái máy bay bệnh hoạn đó có được coi là một “hiểm họa”? Không hẳn, Sachs nói.
“Để rơi vào trường hợp ‘tự vệ’ theo những gì đã được biết: là bảo vệ bạn tránh khỏi những tác động chết người, hay tổn hại đến cơ thể,” ông nói. Một ai đó nhìn chằm chằm vào bạn chưa nói lên điều gì cả. Hay nói cách khác, nếu ai đó chụp ảnh bạn đi trên đường thì chẳng có lý do gì để bạn lao vào đấm thằng vào mặt người đó cả.
Nhưng liệu xâm phậm vào tư gia có đủ để khiến bạn nổ súng? Không. Tuy nhiên, xâm phạm là đủ điều kiện để bạn có thể gọi cảnh sát. Nói chung là nếu bạn thấy một con drone trên đất của mình, thì cũng đừng lôi hàng nóng ra rồi diễn lại phim Scarface.
Giới hạn quản lý
Đương nhiên là có những giới hạn. Không phải việc luật pháp bảo vệ drone khỏi cơn thịnh nộ của bạn thì có nghĩa là UAV có mọi quyền hạn ở trên không.
Rất nhiều bang có luật để ngăn chặn những hành vi biến thái, và đương nhiên cả những việc làm bởi drone. Theo đó, có một sự khác biệt rất lớn giữa việc một con drone bay như điên qua cửa sổ, và một drone bay vòng vòng quanh các ngõ ngách đường phố. Nếu có một chiếc drone lảng vảng quanh nhà bạn và chụp hình, quay video những nơi công cộng, thì đấy là quyền của họ
Lý do nữa để tránh việc bắn rơi những thiết bị bay? Rõ ràng là kiến thức cơ bản. Bắn rơi những thiết bị bay không người lái sẽ ảnh hưởng tới con người và tài sản dưới mặt đất hay kể cả trên không bởi những mảnh vỡ hay va chạm. Và đương nhiên, có thể dẫn tới tố tụng hình sự hoặc dân sự. Đôi khi, bắn bừa lên trời, cũng có thể gây chết người chứ chẳng đùa.
Hải quân Mỹ đã dựng hạm súng laser này để bắn rụng drone trong các hoạt động quân sự.
Có thể bạn đã nghe việc chính phủ Mỹ đang xây dựng một hệ thống vũ khí ngầu ngụa và hoành tráng như trong phim ảnh chỉ để tiêu diệt drone nguy hiểm. Trong trường hợp này, nó là chẳng liên quan khi luật quân sự và dân sự hoàn toàn khác nhau. Lấy ví dụ, súng laser anti-drone của hải quân Mỹ, hay các mẫu đại bác phòng drone của Đức, Trung Quốc. Trong trận địa, drone rõ ràng là mang chủ định gây tổn hại đến con người, nên trong tình huống đó, dùng súng laser là điều quá bình thường.
Nói tóm lại, nếu đơn giản việc bạn thấy một con drone bay trên trời, chẳng có nghĩa nó là một con robot gián điệp đến từ tương lai để trao nhiệm vụ cho Kẻ hủy diệt. Nó chẳng thể gây hại gì cả. Cho tới khi drone thực sự gây hại về mặt thể chất cho bạn, điều duy nhất bạn có thể làm là gọi cảnh sát.
Luật vẫn sẽ được phát triển. Thiết bị bay không người lái vẫn là một công nghệ mới, và khi chúng trở nên gần gũi hơn với đời sống hằng ngày, luật sẽ trở nên rõ ràng hơn.
Về phía bạn, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Một con drone đang bay đơn giản chỉ là của một anh chàng có sở thích chơi mô hình bay. Và, rõ ràng, chiếc drone đó còn sợ bạn hơn bạn sợ nó nhiều.
Theo Gizmodo.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4