Xả rác xuống biển là một hành động đáng lên án, tuy nhiên với trường hợp này nó lại được hoan nghênh.
Theo lẽ thường tình, việc xả rác xuống dưới biển là một việc không thể chấp nhận được. Tuy nhiên có một trường hợp đặc biệt, khi mà việc xả rác thải xuống biển lại đem đến sự sống mới cho các sinh vật đại dương.

Các toa tàu đang chuẩn bị thả xuống biển.
Cụ thể, khoảng 2500 khoang tàu điện ngầm cũ của thành phố New York (Mỹ) đã được thả xuống biển để tạo ra rặng san hô nhân tạo, là nơi sinh sống cùng nguồn thức ăn cho nhiều loại sinh vật biển. Trong vòng 3 năm, nhiếp ảnh gia Stephen Mallon đã theo dõi và chụp ảnh sự sống của các loại cua, cá, sò và san hô tại nơi đây.
Một khi các toa tàu cũ được thu hồi, nó sẽ được tẩy rửa và dỡ bỏ các chi tiết thừa như ghế, động cơ, v.v... Sau đó bộ khung sẽ được trải dài và thả xuống đáy biển. Đa số địa điểm đặt của các toa tàu này tại đáy biển không được công bố tại công chúng.

"Các toa tàu cũ đã cung cấp hàng trăm mát vuông diện tích sinh sống cho các loài vật không xương sống, ví dụ như loài vẹm xanh quý hiếm, vốn không sống được ở thềm cát đáy đại dương. Ngoài ra, những toa tàu này đã cung cấp lượng thức ăn gấp 400 lần cho các sinh vật nơi đây", Jeffrey Tinsman, quản lí dự án rặng san hô nhân tạo cho biết.

Các toa tàu bám đầy san hô dưới đáy biển.
"Các loại cá như cá mú đen không thể bơi nhanh, do đó chúng cần "nhà ở" để trốn chạy các loài săn mồi như cá mập. Nhờ có những toa tàu cũ, những loài cá ở dưới đáy biển có thể chỗ trú ẩn đồng thời nguồn thức ăn dồi dào hơn trước", ông cho biết thêm.
Hiện dự án này vẫn được chính phủ Mỹ tiếp tục tiến hành, nó đã bắt đầu từ năm 2010 cho đến nay.
Tham khảo CNN
NỔI BẬT TRANG CHỦ
NASA tìm thấy bằng chứng cho thấy vũ trụ có thể nằm trong một hố đen khổng lồ?
Các quan sát cho thấy 60% các thiên hà quay theo chiều kim đồng hồ, trong khi chỉ có 40% quay ngược lại. Điều này có thể là bằng chứng cho một giả thuyết táo bạo – rằng chúng ta có thể đang sống bên trong một hố đen khổng lồ.
Nghe chuyên gia Việt lý giải về Manus AI của Trung Quốc: Tại sao không có công nghệ đột phá vẫn tạo nên cơn sốt cho người dùng?