Bắn súng, đầu độc, vũ khí sinh hóa, nhân loại đã cố gắng bằng mọi cách để chiến thắng cuộc chiến kéo dài cả thế kỷ với những sinh vật nhỏ bé đáng yêu

    Đức Khương,  

    Có những loài sinh vật nhỏ bé đáng yêu trong mắt người bình thường, nhưng đối với những cư dân ở Úc thì chúng lại là những hiểm họa với đầy sự ám ảnh.

    Lục địa Úc được tách ra từ vùng đất cổ đại phía nam cách đây 39 triệu năm. Không giống như các châu lục khác, Úc không có "cơ hội" để đụng mặt và "chen lấn" với các châu lục khác, bởi vậy núi cao trở thành một "nguồn tài nguyên" khá khan hiếm ở đây. Tuy có ít núi hơn, ít dòng sông hơn và nhiều sa mạc hơn những nơi khác, nhưng điều đó không có nghĩa rằng đây là một lục địa không đáng sống, cho dù môi trường nội địa khá khắc nghiệt.

    Bắn súng, đầu độc, vũ khí sinh hóa, nhân loại đã cố gắng bằng mọi cách để chiến thắng cuộc chiến kéo dài cả thế kỷ với những sinh vật nhỏ bé đáng yêu - Ảnh 1.

    Phần lớn dân cư của lục địa này đều sống ở các thành phố ven biển, ngoài ra, lục địa này cũng sở hữu rất nhiều loài động vật khá "ngớ ngẩn", chúng chung sống với con người một cách rất tự nhiên. Bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy gấu túi ngủ trên cây bên đường, hoặc có thể bắt gặp vẹt đuôi dài đậu trên dây điện hai bên đường, hay những con chuột túi thản nhiên nằm phơi nắng ở sân sau của một căn hộ nào đó...

    Bắn súng, đầu độc, vũ khí sinh hóa, nhân loại đã cố gắng bằng mọi cách để chiến thắng cuộc chiến kéo dài cả thế kỷ với những sinh vật nhỏ bé đáng yêu - Ảnh 2.

    Bạn có thể bắt gặp rất nhiều loài động vật thản nhiên sinh sống và đi lại ngay giữa khu dân cư tại Úc. Có lẽ không cần phải nói quá nhiều, chúng ta cũng có thể bắt gặp những hình ảnh về loài kangaroo thi đấu đấm bốc cùng con người hay kangaroo lùn đuôi ngắn là "bậc thầy selfie" với những hình ảnh tràn ngập trên internet.

    Bắn súng, đầu độc, vũ khí sinh hóa, nhân loại đã cố gắng bằng mọi cách để chiến thắng cuộc chiến kéo dài cả thế kỷ với những sinh vật nhỏ bé đáng yêu - Ảnh 3.

    Và chắc hẳn có rất nhiều người nghĩ rằng những loài động vật tại Úc đều hết sức dễ thương và có phần hơi "ngu đần". Trên thực tế điều này là do môi trường sinh thái của Úc không có quá nhiều áp lực cạnh tranh sinh tồn và ngoài con người thì không hề có loài linh trưởng nào tồn tại trong cuộc sống bản địa tự nhiên của Úc. Ở đây không có nhiều loài ăn thịt cỡ lớn và con người cũng chỉ là loài "du nhập" vào lục địa này, bởi vậy hầu hết các loài động vật ở đây đều khá ngây thơ và không biết sợ con người.

    Bắn súng, đầu độc, vũ khí sinh hóa, nhân loại đã cố gắng bằng mọi cách để chiến thắng cuộc chiến kéo dài cả thế kỷ với những sinh vật nhỏ bé đáng yêu - Ảnh 4.

    Và cũng chính bởi vì những lý do đó mà Australia cũng là nơi mà các loài ngoại lai xâm lấn nhiều nhất, các loài động vật bản địa càng ít chịu cạnh tranh thì những loài ngoại lai càng dễ để tồn tại. Các sinh vật ở cuối chuỗi thức ăn như chuột, cá chép và thỏ dường như vô hại ở những nơi khác, thì khi đặt chân đến Úc, chúng lại có thể "làm mưa làm gió". Đặc biệt là loài thỏ, chúng vốn được coi là loài động vật hết sức dễ thương và có phần yếu thế thì trong mắt người Úc, loài động vật này lại trông giống như hổ và sư tử.

    Bắn súng, đầu độc, vũ khí sinh hóa, nhân loại đã cố gắng bằng mọi cách để chiến thắng cuộc chiến kéo dài cả thế kỷ với những sinh vật nhỏ bé đáng yêu - Ảnh 5.

    Mọi chuyện bắt đầu từ thế kỷ 18, khi Úc vẫn còn là thuộc địa của Anh. Khi người Anh đến Úc, một nơi có diện tích rộng và dân cư thưa thớt, họ chỉ đơn giản coi Úc là sân vườn sau của mình. Khi đất nước của họ cần len cho ngành dệt may, họ mang cừu tới Úc để chăn thả, khi họ cần nguyên liệu để làm thuốc nhuộm, họ mang loài rệp son đến đây và nuôi chúng trên những cây xương rồng.

    Bắn súng, đầu độc, vũ khí sinh hóa, nhân loại đã cố gắng bằng mọi cách để chiến thắng cuộc chiến kéo dài cả thế kỷ với những sinh vật nhỏ bé đáng yêu - Ảnh 6.

    Vào thời điểm đó, thực dân Anh cần một loại côn trùng gọi là rệp son (cochineal) để làm thuốc nhuộm màu đỏ và loài côn trùng này ký sinh trên cây xương rồng. Sau khi được mang tới Úc, loài côn trùng này đã phát triển nhanh chóng và gây hại cho hệ thống thực vật và đe dọa tới các loài côn trùng địa phương. Để ngăn chặn sự mở rộng xâm hại của loài này, người ta đã phải nhập khẩu một loài sâu bướm xương rồng. May mắn thay, loài sâu bướm xương rồng đã không trở thành thảm họa tiếp theo.

    Nhưng với loài thỏ, chúng thực sự là một thảm họa do chủ nghĩa khoái lạc gây ra và gần như đã phá hủy hệ sinh thái của lục địa này. Sau khi tới Úc, loài động vật này đã phát triển hết sức nhanh chóng, số lượng của chúng có lúc lên tới hơn 10 tỷ con. Vào thời điểm ban đầu, một nông dân người Anh tên là Austin đến Úc, anh ta đã mới tới 24 con thỏ Châu Âu và 5 con thỏ rừng với mục đích thả chúng vào tự nhiên và hy vọng vào năm sau, Austin và một vài người đàn ông lớn tuổi có thể thỏa mãn đam mê săn bắn của mình trên những thảo nguyên bao la của Úc.

    Bắn súng, đầu độc, vũ khí sinh hóa, nhân loại đã cố gắng bằng mọi cách để chiến thắng cuộc chiến kéo dài cả thế kỷ với những sinh vật nhỏ bé đáng yêu - Ảnh 7.

    Nhưng không ai có thể ngờ rằng khả năng sinh sản của loài thỏ đã được phát huy tối đa ở Australia. Nơi đây đơn giản là thiên đường của thỏ: không có đại bàng, cáo, sói, khắp nơi đều có đồng bằng và đồng cỏ với tầm nhìn rộng, đất tơi xốp, thuận tiện cho việc đào hang.

    Bắn súng, đầu độc, vũ khí sinh hóa, nhân loại đã cố gắng bằng mọi cách để chiến thắng cuộc chiến kéo dài cả thế kỷ với những sinh vật nhỏ bé đáng yêu - Ảnh 8.

    Có sự khác biệt giữa thỏ Châu Âu và thỏ rừng, thỏ rừng thường đẻ 3 đến 4 lứa một năm, với 5 hoặc 6 con mỗi lứa. Nhưng thỏ Châu Âu có thể đẻ quanh năm với từ 2 tới 7 con mỗi lứa, và thỏ sơ sinh có thể trưởng thành về mặt giới tính chỉ sau 8 tháng, và thời gian mang thai của chúng mất khoảng 30 ngày.

    Đàn thỏ nhanh chóng tản ra từ khu săn bắn ở Austin đến khắp mọi nơi trên lục địa. Chúng bắt đầu phát triển và dần dần lan rộng ở khắp các vùng đất phía đông, tây, nam và bắc. Chỉ trong vòng 66 năm, số lượng của chúng tăng vọt lên 10 tỷ con. Loài thỏ đã "điên cuồng" xâm chiếm hết không gian sống của các loài động vật bản địa như chuột tủi nhỏ và thậm chí chúng còn là nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật địa phương.

    Bắn súng, đầu độc, vũ khí sinh hóa, nhân loại đã cố gắng bằng mọi cách để chiến thắng cuộc chiến kéo dài cả thế kỷ với những sinh vật nhỏ bé đáng yêu - Ảnh 9.

    Trong suốt 66 năm, hệ sinh thái của Úc hầu như không thể chống lại được sự xâm lược của loài thỏ. Chúng ăn vỏ cây, lá non, đào hang sâu để ăn rễ cây. Hầu hết các loài thực vật ở đây không thể sống sót vì sự tàn phá khủng khiếp này. Ngoài ra, thỏ thích sống trong hang, chúng đào rất nhiều hang dưới lòng đất và sự phức tạ dưới các hang động của loài này đã dấn đến việc phá hủy hàng loại các đồng cỏ và trang trại. Gia súc và cừu liên tục bị mặc kẹt trong các hố sụt đến từ hang thỏ và việc canh tác nông nghiệp cũng gần như không thể thực hiện được một cách thuận lợi. Để đối phó với thỏ, chính phủ Úc đã nghĩ ra rất nhiều biện pháp, họ đã cố gắng săn bắt, đánh lưới, bịt hang, tấn công bằng khí gas và cà rốt tẩm độc. Nhưng mọi cố gắng này dường như chỉ là hạt "muối bỏ bể".

    Bắn súng, đầu độc, vũ khí sinh hóa, nhân loại đã cố gắng bằng mọi cách để chiến thắng cuộc chiến kéo dài cả thế kỷ với những sinh vật nhỏ bé đáng yêu - Ảnh 10.

    Vì lý do này, người Úc lại nghĩ ra một phương pháp khác, đó là dùng sinh vật ngoại lai để tiêu diệt sinh vật ngoại lai, và lúc này ứng cử viên sáng giá nhất chính là kẻ thù tự nhiên của loài thỏ - loài cáo. Nhưng đối với loài cáo khi được đặt chân đến Úc, đây thực sự lại là một thiên đường mới cho loài động vật ăn thịt cỡ nhỏ này và chúng nghiễm nhiên trở thành loài động vật thông minh nhất ở Úc. Chúng phát triển ở đây và nhận thấy rằng việc săn đuổi các loài động vật bản địa dễ dàng hơn nhiều so với săn thỏ. Úc là lục địa không hề có cáo nên hiển nhiên trong bản năng của các loài động vật bản địa không hề hình thành thói quen sợ loài cáo, và lúc này chúng săn đuổi

    Bởi vậy, đây được coi là bước đi sai lầm, ngoài việc phải cố gắng chiến thắng loài thỏ thì trong cuộc chiến này, người Úc phải gánh thêm một nhiệm vụ nữa chính là tiêu diệt loài cáo.

    Bắn súng, đầu độc, vũ khí sinh hóa, nhân loại đã cố gắng bằng mọi cách để chiến thắng cuộc chiến kéo dài cả thế kỷ với những sinh vật nhỏ bé đáng yêu - Ảnh 11.

    Để bảo vệ vùng đất màu mỡ ở phía tây, người Úc còn xây dựng thêm một hàng rào dài ngang phía đông nam. Và đây cũng là một trong những hàng rào "vĩ đại" nhất thế giới. Nhưng trên thực tế, hàng rào hoành tráng này lại hoàn toàn vô dụng vì thỏ có thể đào hang về dễ dàng chui qua khu vực có hàng rào. Và lúc này, chính phủ Úc cảm thấy thực sự bất lực nên đã treo thưởng 25.000 bảng Anh cho ai cung cấp được kế hoạch diệt thỏ thực sự hiệu quả.

    Bắn súng, đầu độc, vũ khí sinh hóa, nhân loại đã cố gắng bằng mọi cách để chiến thắng cuộc chiến kéo dài cả thế kỷ với những sinh vật nhỏ bé đáng yêu - Ảnh 12.

    Lúc bấy giờ, nhà sinh vật học nổi tiếng người Pháp - Pasteur liền cử ba nhân viên của mình vượt đại dương để tới Úc tham gia vào công cuộc diệt thỏ. Những người này đã dùng khuẩn tả gà nhưng hiệu quả thực sự lại không được như những gì họ kỳ vọng.

    Vào thời điểm này, một nhà khoa học Brazil tên là Aragón cũng đề xuất phương pháp dùng "vũ khí sinh học", ông cũng làm cách tương tự như Pasteur, nhưng loại virus này lại hoàn toàn khác - Myxoma virus - một loại virus sống trên thỏ Châu Mỹ.

    Tuy nhiên chính phủ lại nghi ngờ về sự an toàn của loại virus này đối với các sinh vật bản địa và cũng cảm thấy hết sức hoang mang với các phương pháp kiểm soát sinh học, bởi vậy đề xuất này đã không được chấp nhận.

    Bắn súng, đầu độc, vũ khí sinh hóa, nhân loại đã cố gắng bằng mọi cách để chiến thắng cuộc chiến kéo dài cả thế kỷ với những sinh vật nhỏ bé đáng yêu - Ảnh 13.

    Louis Pasteur một nhà sinh vật học nhà vi sinh vật học và nhà hóa học người Pháp.

    Chính phủ quyết định sử dụng các phương tiện "tiên tiến" đó là thực sử dụng các phương tiện quân sự và mở ra một cuộc chiến tranh hóa học với loài thỏ. Tuy nhiên khả năng sinh sản của loài thỏ lại vượt qua cả tốc độ hủy diệt của quân đội và chất độc được sử dụng để diệt thỏ không gây quá nhiều tổn hại nặng nề cho loài này mà ngược lại còn gây hại cho hệ sinh thái đồng cỏ. Và một lần nữa chính phủ Úc lại chịu thua trong cuộc chiến với loài thỏ. Lúc này chính phủ buộc phải một lần nữa mạo hiểm thử dùng phương pháp kiểm soát sinh học.

    Bắn súng, đầu độc, vũ khí sinh hóa, nhân loại đã cố gắng bằng mọi cách để chiến thắng cuộc chiến kéo dài cả thế kỷ với những sinh vật nhỏ bé đáng yêu - Ảnh 14.

    Các nhà sinh vật học một lần nữa đề xuất virus Myxoma, và sau nhiều năm nghiên cứu loại virus này cuối cùng cũng được xác định rằng nó sẽ không ảnh hưởng đến các sinh vật khác ngoài thỏ ở Úc. Đây được coi là vũ khí lý tưởng nhất để chống lại loài thỏ.

    Các nhà sinh vật học phát tán loại virus này bằng cách khiến cho muỗi bị nhiễm virus, và muỗi truyền virus cho thỏ. Chỉ trong hai năm, 80% -95% số thỏ ở lục địa Úc đã bị xóa sổ, loại virus với tỷ lệ tử vong lên tới 99,9% này cuối cùng đã kết thúc thảm họa thỏ.

    Lúc này, chính phủ Úc lại cảm thấy rất ân hận vì đã không nghe lời của Aragón sớm hơn. Nếu áp dụng loại virus này sớm thì chính phủ đã tiết kiệm được rất nhiều tiền và có thể cứu được rất nhiều loài sinh vận bản địa.

    Và câu hỏi giờ đây lại là: Liệu một ngày nào đó, những con virus này có bị đột biến lây lan giữa các loài?

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ