Bằng chứng mới có thể viết lại hoàn toàn lịch sử của các chiến binh đất nung trong lăng Tần Thủy Hoàng

    Lê Tuấn Anh,  

    Bằng chứng mới cho thấy 8.000 chiến binh đất nung canh giữ lăng mộ hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng trong hơn 2.000 năm có thể kết quả của việc lấy cảm hứng từ những người Hy Lạp cổ đã có mặt ở Trung Quốc từ rất sớm.

    Dựa trên DNA còn sót lại được tìm thấy trong khu vực lăng mộ Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ cho rằng những nhà điêu khắc Hy Lạp cổ đại có thể đã hướng dẫn các nghệ nhân Trung Quốc. Phát hiện này có thể lật đổ giả thuyết trước đó về liên hệ giữa phương Đông và phương Tây trước khi Marco Polo đến Trung Quốc.

    Li Xiuzhen, nhà khảo cổ học cao cấp tại Bảo tàng Lăng Hoàng đế Tần Thủy Hoàng cho biết: "Chúng tôi đã có bằng chứng cho thấy có liên hệ thân thiết giữa hoàng đế Trung Quốc đầu tiên và phương Tây trước khi Con đường tơ lụa chính thức được mở ra. Tức là sớm hơn nhiều so với quan điểm trước đây. Chúng tôi nghĩ rằng quân đất nung, và các tác phẩm điêu khắc bằng đồng được tìm thấy, đã lấy cảm hứng từ các tác phẩm điêu khắc và nghệ thuật Hy Lạp cổ đại."

    Đội quân đất nung được phát hiện vào năm 1974 bởi những người nông dân địa phương ở Lâm Đồng, Tây An - một trong những thành phố lâu đời nhất Trung Quốc, nằm về phía đông bắc của trung tâm Trung Quốc.

    Được chôn dưới lòng đất trong nhiều thế kỷ cùng với thi hài của hoàng đế Tần Thủy Hoàng, đội quân đất nung trải dài trên một khu vực rộng lớn, tạo thành ba hố lớn, với hơn 8.000 binh sĩ và 150 con ngựa kỵ binh, cùng với 130 xe kéo bởi 520 con ngựa.

    Đây có thể là hố có các chiến binh đất nung nổi tiếng nhất được tìm thấy ở Trung Quốc, nhưng chắc chắn không phải là duy nhất.

    Nhiều hố với các binh sĩ đất nung khác đã được tìm thấy trên khắp Trung Quốc, nhưng tất cả đều nhỏ hơn nhiều và có xu hướng được cách điệu nhiều hơn hơn trong khi đội quân của Tần Thủy Hoàng được thể hiện khá giống thực tế với độ chi tiết cao.

     Đội quân đất nung có kích thước như người thật

    Đội quân đất nung có kích thước như người thật

    Trung Quốc không có truyền thống làm tượng mang kích thước như người thật trước khi có ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng. Cũng không có đội quân đất nung tương tự nào được phát hiện thêm. Vậy tại sao sự thay đổi đột ngột trong phong cách tạo tác những tượng này?

    Các nhà khảo cổ và sử học cùng làm việc và phát hiện được dấu vết DNA ty thể của người châu Âu từ những bộ xương được chôn gần đó, cho thấy người phương Tây có thể đã sống và qua đời trong khu vực này, thậm chí trước khi có sự cai trị của Tần Thủy Hoàng.

    Họ cũng so sánh kiểu dáng của tượng đất nung và các tượng đồng hình động vật trong mộ Tần Thủy Hoàng với nghệ thuật Hy Lạp cổ đại trong khoảng thời gian tương ứng.

    Nhóm nghiên cứu gồm nhiều chuyên gia trên toàn thế giới, cho biết đây có thể là dấu hiệu cho thấy phương Đông và phương Tây đã có liên lạc thường xuyên hơn 1.500 năm trước khi Marco Polo ra đời, và người Hy Lạp có thể đã chia sẻ kỹ thuật điêu khắc của họ với các nghệ nhân Trung Quốc.

    Các bằng chứng mới này là kết quả của một nghiên cứu quy mô lớn, sử dụng các cảm biến từ xa, radar xâm nhập mặt đất, và lấy mẫu lõi để lộ ra phần ẩn của khu mộ.

    Khu mộ là lớn hơn nhiều so với những suy nghĩ trước đây, rộng khoảng 98 km2 và nhờ nghiên cứu này, một số ngôi mộ mới đã được phát hiện.

    Các nhà khảo cổ đã phát hiện ngôi mộ tập thể chôn cất hài cốt của các thợ thủ công và người lao động, bao gồm cả tội phạm bị kết án trong chuỗi - những người đã chết trong ba thập kỷ nó đã tạo lăng hoàng gia.

    Sẽ có rất nhiều áp lực với nhóm nghiên cứu vì ảnh hưởng của nước ngoài đến một trong những công trình mang tính biểu tượng nhất của nghệ thuật Trung Quốc là vấn đề dễ gây tranh cãi.

    Nhưng nếu kịch bản này được chứng thực, sẽ buộc chúng ta nghĩ lại về điều mà các nhà sử học đã giả định về liên hệ của phương Tây với Trung Quốc hơn 2 thiên niên kỷ trước.

    Cho đến nay, người ta tin rằng Marco Polo là một trong những người châu Âu đầu tiên tiếp xúc với Trung Quốc ở thế kỷ thứ 13, nhưng nhờ có các bằng chứng DNA, bây giờ chúng ta biết rằng người châu Âu có thể có mặt ở Trung Quốc trước cả Marco Polo.

    Các kết quả nghiên cứu sẽ được tiết lộ trong bộ phim tài liệu có tên "Lăng mộ vĩ đại nhất Trái đất", thực hiện bởi BBC và National Geographic.

    Theo Science Alert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ