Bảng tên đường có gắn mã QR code tại TP.HCM có ý nghĩa gì?
Một số bảng tên đường như Lê Thánh Tôn, Đồng Khởi, Pasteur, Lý Tự Trọng, Nguyễn Du, Lê Duẩn, Công xã Paris... tại khu vực Quận 1, TP.HCM, được gắn những mã QR kích thước 8x8 cm. Thế nhưng, thông tin trong những mã QR này là gì thì không phải ai cũng biết?
- Công nghệ đã thay đổi Tết như thế nào? - Khi lì xì đã có mã QR, mâm cỗ được giao đến tận nhà
- Cảnh mua bán gà luộc sáng 30 Tết ở Hà Nội: Nhân viên dán QR code thanh toán lên áo để kịp phục vụ
- Thú vị đám cưới thời 4.0 ở Nghệ An, in hẳn QR Code để khách chuyển tiền mừng
- Hải Phòng quảng bá văn hóa, du lịch qua biển tên các tuyến phố gắn mã QR
- Từ bỏ Google, chàng trai người Việt gọi vốn triệu đô… bằng QR CODE
Trên một số tuyến đường trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh, bên dưới các biển tên đường là sự xuất hiện của mã QR. Dùng điện thoại thông minh quét các mã QR này, người đi đường sẽ tra cứu được thông tin nhân vật, sự kiện được đặt tên cho đường.
Mã QR được gắn ngay bên dưới biển tên đường Đồng Khởi, Lê Thánh Tôn kèm chú thích: "Thông tin tên đường - Street information". Mã QR này được gắn cao cách mặt đất khoảng 2 mét (Ảnh: Nguyễn Lộc)
Mã QR có kích thước 8x8cm, được dán bên phải biển báo phụ, đặt song song bên dưới bảng tên đường chính. Để tra cứu thông tin, người dân tải về và cài đặt các phần mềm tra cứu chuyên dụng như QR Code Reader, QR Scanner… hoặc sử dụng phần mềm tích hợp sẵn trên thiết bị di động. Đối với điện thoại thông minh, chỉ cần bật camera là có thể quét mã.
Khi quét mã QR này, người dân có thể biết được một số thông tin cơ bản về vị trí, chiều dài, lộ giới tuyến đường cùng tiểu sử của danh nhân được đặt tên. Qua tra cứu thông tin về lịch sử, nhân vật gắn với tên đường cũng góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc cho người dân.
Thông tin về tên đường do Sở Văn hóa - Thể thao cung cấp và được Sở Giao thông Vận tải cập nhật vào phần mềm quản lý, duy tu đường bộ. Đây là ý tưởng được Sở Giao thông Vận tải TPHCM thí điểm từ năm 2020.
Khi quét mã QR này, người dân có thể biết được một số thông tin cơ bản về vị trí, chiều dài, lộ giới tuyến đường cùng tiểu sử của danh nhân được đặt tên cho con đường (Ảnh: Nguyễn Lộc)
Phần thông tin giới thiệu về đường Đồng Khởi được trả về sau khi quét mã QR
Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ cho biết, để quét mã QR, người dân có thể đứng cách bảng tên đường 2-4m hoặc phóng đại camera điện thoại để tra cứu. Mã QR được làm bằng vật liệu giấy phản quang rất bền, rất nhạy nên có thể xuất thông tin ngay lập tức.
Theo kế hoạch trong năm 2020, TPHCM sẽ triển khai thí điểm bảng tra cứu thông tin thông qua mã QR trên 134 tuyến đường của Quận 1. Sau đó sẽ tổng kết, xây dựng kế hoạch để nhân rộng. Ngoài ra, bên cạnh tiếng Việt sẽ có thêm thông tin bằng tiếng Anh. Tuy nhiên đến nay, mới có rất ít tuyến đường được gắn mã QR và mã QR vẫn chỉ có tiếng Việt.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín