Bằng thương vụ thâu tóm Time Warner trị giá 80 tỷ USD, AT&T muốn "nẫng tay trên" của cả Google và Facebook
Hơn 16 năm trước, AOL đã mua lại Time Warner với giá trị khổng lồ 160 tỷ USD. Để rồi giờ đây, thỏa thuận sáp nhập đó được đánh giá là một trong những thương vụ thất bại nhất lịch sử.
Hơn 16 năm trước, AOL đã mua lại Time Warner với giá trị khổng lồ 160 tỷ USD. Để rồi giờ đây, thỏa thuận sáp nhập đó được đánh giá là một trong những thương vụ thất bại nhất lịch sử. Thế nhưng AT&T vẫn quyết định bỏ ra hơn 80 tỷ USD để tái hiện lại thương vụ kỷ lục trên, chỉ có điều khác biệt là giá trị của Time Warner đã giảm tới một nửa.
Đối với các chuyên gia và các nhà phân tích thì việc giá trị của Time Warner giảm mất một nửa không phải điều quá ngạc nhiên. Mà điều khiến họ ngạc nhiên là AT&T lại nhảy vào và quyết định thâu tóm tập đoàn truyền thông này.
“Họ đang nghĩ cái quái quỷ gì vậy?”, là những gì mà các nhà phân tích này đang tự hỏi.
Thế nhưng AT&T có lý do để thực hiện thương vụ thâu tóm điên rồ này.
AT&T là một trong những nhà mạng lớn tại Mỹ, sở hữu hàng chục triệu kết nối internet không dây và cáp quang (chiếm một phần nhỏ). Trong khi đó người sử dụng tại Mỹ không có nhiều lựa chọn các nhà mạng khác nhau và thường trung thành với một nhà mạng.
Nhưng không có nghĩa là khách hàng sẽ không thay đổi và tìm đến một nhà cung cấp dịch vụ khác. Vì vậy, CEO Randall Stephenson nghĩ rằng việc kết hợp cung cấp nội dung số từ nền tảng internet hiện có của AT&T sẽ giúp họ giữ chân khách hàng được lâu hơn.
CEO Randall Stephenson.
AT&T không muốn chỉ là một nhà cung cấp đường truyền internet, họ muốn nhiều hơn thế. Đó là lý do mà AT&T từng bỏ ra 49 tỷ USD để mua lại một công ty truyền hình vệ tinh vào 2 năm trước. Nhưng truyền hình truyền thống đang mất dần sức hấp dẫn và bị thu hẹp so với truyền hình kỹ thuật số internet.
Người dẫn Mỹ và cả thế giới đang có xu hướng sử dụng những chiếc TV có thể kết nối internet, họ muốn những chương trình theo yêu cầu. Vì vậy mà Netflix mới có thể phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua và AT&T cũng muốn một phần của miếng bánh béo bở đó.
Tuy nhiên bên cạnh đó, lý do quan trọng nhất khiến AT&T muốn nhảy vào lĩnh vực truyền hình internet đó là "nẫng tay trên" của 2 gã khổng lồ Google và Facebook. Trong khi cả 2 công ty này đang thống trị quảng cáo trên internet, có một thị phần vẫn còn bỏ ngỏ. Đó là quảng cáo truyền hình internet.
Đó là một miếng bánh lớn mà chưa có nhiều kẻ tranh chấp, bởi họ vẫn đang tập trung vào quảng cáo truyền hình truyền thống. Nhưng xu hướng xem truyền hình đang dần thay đổi, người tiêu dùng đang chuyển từ truyền hình cáp truyền thống sang truyền hình internet theo yêu cầu. Cùng với đó, xu hướng quảng cáo truyền hình cũng thay đổi theo.
Điều đáng tiếc là Google và Facebook lại chưa thể chạm tay vào mảng quảng cáo này, bởi họ không có nền tảng. Do đó, đây là cơ hội tuyệt vời để AT&T chiếm chọn miếng bánh này và đi trước cả 2 gã khổng lồ công nghệ một bước.
Cuối cùng thời thế hiện nay đã thay đổi, AT&T không phải là AOL cách đây 16 năm. Khi đó, chúng ta chỉ biết đến mạng internet dial-up tốc độ chậm, truy cập vào các trang web là một vấn đề lớn chưa nói đến việc trải nghiệm các nội dung số như phim ảnh.
Nhưng giờ đây chúng ta đã có cáp quang, có mạng 4G tốc độ cao để có thể trải nghiệm mọi nội dung số chất lượng cao thông qua internet. Đây chính là thời điểm thích hợp nhất để AT&T nhảy vào cuộc chiến với Netflix và Amazon Prime.
Với việc sở hữu cả nền tảng internet và nội dung số, dịch vụ truyền hình internet, các kênh truyền hình hàng đầu thế giới, các bộ phim bom tấn, AT&T thực sự sẽ trở thành một đế chế truyền thông internet mới.
Thương vụ hơn 80 tỷ USD này sẽ là thương vụ thành công nhất trong lịch sử đối với AT&T.
Tham khảo: recode
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời