Bánh mì Việt Nam: Có gì đặc biệt mà đủ sức “cưa đổ cả thế giới” và xuất hiện trên trang chủ Google?
Bánh mì Việt Nam chính là món ăn được truyền thông quốc tế không ngừng ca ngợi trong nhiều năm qua.
Nói về ẩm thực Việt, bánh mì chính là 1 trong những cái tên được lòng bạn bè quốc tế nhất. Món ăn này chưa bao giờ ngừng hot, thậm chí có thể gọi là nổi đình nổi đám ở nước ngoài. Trong những năm gần đây, bánh mì ngày càng thăng hạng trên bản đồ ẩm thực thế giới khi liên tục lọt vào top những món ăn ngon, "lên sóng" trên những tờ báo lớn và xuất hiện trên trang chủ Google.
Quả thật là như vậy, món ăn bình dân này đã trở nên đặc biệt theo 1 cách riêng, trở thành niềm tự hào của người Việt, trở thành đại diện tiêu biểu cho tinh hoa ẩm thực nước nhà. Thế nhưng, bánh mì có nguồn gốc từ đâu? Và điều gì đã khiến bánh mì nổi tiếng ở khắp nơi trên thế giới như vậy? Có vẻ như không phải ai cũng biết rõ. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về món đặc sản Việt Nam này nhé!
Có thể bạn chưa biết: Bánh mì vốn có xuất xứ từ 1 nơi khác
Có thể bạn không ngờ rằng, bánh mì của chúng ta lại có xuất xứ từ phương Tây. Vào thế kỷ 19, người Pháp đã mang bánh mì baguette kẹp bơ, mứt, thịt nguội đến Việt Nam. Theo thời gian, món ăn này đã trở nên phổ biến, năm 1958, tiệm bánh mì Hoà Mã bắt đầu mở bán món bánh mì kiểu Pháp mang đi "kẹp đủ thứ". Cho đến năm 1970, chúng ta đã chính thức tạo ra bánh mì quốc dân với lớp vỏ ngoài giòn rụm, thơm phức, có nhiều nứt vết chân chim, bên trong
Có thể bạn không ngờ rằng, bánh mì của chúng ta lại có xuất xứ từ phương Tây. Vào thế kỷ 19, người Pháp đã mang bánh mì baguette kẹp bơ, mứt, thịt nguội đến Việt Nam. Theo thời gian, món ăn này đã trở nên phổ biến, năm 1958, tiệm bánh mì Hoà Mã bắt đầu mở bán món bánh mì kiểu Pháp mang đi "kẹp đủ thứ". Cho đến năm 1970, chúng ta đã chính thức tạo ra bánh mì quốc dân với lớp vỏ ngoài giòn rụm, thơm phức, có nhiều nứt vết chân chim, bên trong ruột rỗng và xốp hơn bánh baguette. Đây chính là đặc điểm giúp làm nên thương hiệu của bánh mì Việt.
Bánh mì Việt Nam có phần ruột rỗng và xốp hơn bánh baguette của Pháp.
Món ăn chưa bao giờ "thất sủng" ở Việt Nam
Bánh mì từ lâu đã trở thành món ăn sáng quen thuộc của người dân Việt Nam, bất kể trên con đường nào bạn cũng sẽ dễ dàng tìm thấy 1 xe bánh mì. Ưu điểm của bánh mì Việt Nam là hội tụ đủ 3 tiêu chí: rẻ - nhanh - ngon. Chỉ cần vài chục nghìn, hay thậm chí là mười mấy nghìn, bạn đã "dư xăng" ăn 1 ổ bánh mì đầy nhân, thơm ngon, đủ dinh dưỡng. Không những vậy, món ăn này còn khá nhỏ gọn, rất tiện để mang đi khắp nơi hoặc ăn vội buổi sáng để lót dạ. Chính nhờ những tiêu chí này, bánh mì chưa bao giờ bị "thất sủng", dù rủng rỉnh hay "xẹp ví", dù ở những địa vị nào thì người ta vẫn chọn bánh mì như 1 món ăn thân thuộc.
Ảnh: @phucvo98, @phuonganh.uni, @vietnamfoodsafari
Bánh mì Việt Nam ngày càng thăng hạng trên bản đồ ẩm thực thế giới
Không giống với bánh mì hamburger hay sandwich, bánh mì Việt Nam khác biệt với lớp vỏ ngoài giòn rụm, bên trong xốp mềm. Đặc biệt là phần ruột rỗng để cho thêm các loại nhân như thịt, pate, trứng, rau thơm,... Đây cũng là lý do khiến bánh mì trở nên nổi danh trên khắp thế giới.
Ảnh: @thuyhuong111lc, @queenbake1788
Vào năm 2011, món ăn này đã chính thức trở thành danh từ riêng trong từ điển Oxford: "Bánh mì" - (banh mi /ˈbɑːn miː/). Đây được xem như dấu mốc quan trọng giúp khẳng định bánh mì là 1 món ăn đến từ Việt Nam. Không những vậy, vào năm 2020, bánh mì Việt Nam còn khiến người Việt tự hào ngời ngời khi xuất hiện trên trang chủ Google của hơn 10 nước nhằm kỷ niệm ngày từ "banh mi" được thêm vào từ điển Oxford.
Bánh mì xuất hiện trên trang chủ Google của hơn 10 nước.
Đặc biệt hơn, trong thời gian gần đây, bánh mì còn liên tục lọt vào top những món ăn ngon trên thế giới với các thành tích như: top 10 món sandwich hấp dẫn nhất thế giới do trang Traveller bình chọn, top 7 món lề đường ngon nhất do tạp chí Big Seven Travel bình chọn, top 23 loại bánh kẹp ngon nhất thế giới do CNN Travel bình chọn, top 5 loại bánh mì thịt ấn tượng nhất thế giới do trang tin nổi tiếng Huffingtonpost bình chọn, top 100 món ăn ngon nhất thế giới do Liên minh Kỷ lục Thế giới công bố.
Ảnh: @samlacareview
Những phiên bản độc lạ giúp bánh mì Việt đạt đến đẳng cấp hoàn toàn khác
Mặc dù bánh mì truyền thống có mặt ở khắp nơi nhưng mỗi miền, mỗi thành phố lại có cách biến tấu riêng để "làm mới" khẩu vị cho thực khách. Chẳng hạn như Hà Nội thì có bánh mì dân tổ, Hải Phòng thì có bánh mì que hay Huế thì nổi rần rần với bánh mì bột lọc. Không những vậy, những loại nhân của bánh mì cũng ngày càng đa dạng, bên cạnh các loại thịt nguội thường thấy thì còn có khô bò đen, gà xé, xíu mại khô,… Ngoài việc kẹp các loại nhân bên trong, bánh mì vẫn còn vô số những phiên bản thú vị khác như bánh mì xíu mại, bánh mì cắt, bánh mì cacao,… Thế mới nói, bánh mì không chỉ đơn thuần là 1 món ăn, mà nó còn gói ghém vào đó những tinh hoa ẩm thực riêng biệt, góp phần tô đậm nét đặc sắc của bánh mì trên bản đồ ẩm thực.
Bánh mì dân tổ
Hà Nội có tỉ tỉ các loại bánh mì khác nhau nhưng độc đáo nhất phải kể tới bánh mì dân tổ. Loại bánh mì này là 1 biến tấu mới từ bánh mì truyền thống và từng sốt xình xịch 1 thời. Điểm nổi trội của bánh mì dân tổ nằm ở phần nhân đặc biệt bên trong. Tất cả các nguyên liệu để làm nhân như hành tây, trứng, pate, xúc xích, chả, lạp xưởng, bò khô, bơ,... được cho lần lượt vào 1 chiếc chảo để xào lên cùng nhau, sau đó kẹp vào giữa ổ bánh mì giòn. Vì phần nhân được xào kĩ nên khi ăn rất mềm, ẩm, hoà quyện với nhau chứ không bị rời rạc như bánh mì kẹp thông thường ăn. Có lẽ, chính điểm khác biệt này đã khiến cho bánh mì dân tổ thu hút nhiều người.
Ảnh: @eatwpeach_, @eatwithkell_, @huyen_yumyum
Bánh mì que cay
Dù bánh mì que cay đã có mặt ở nhiều nơi nhưng đúng điệu nhất thì phải thưởng thức ở Hải Phòng. Vì tên gọi là "que" nên loại bánh mì này chỉ to bằng 2 đầu ngón tay nhưng lại khá dài. Bên trong sẽ được dồn đầy pate, sau đó đem nướng thật giòn, khi ăn sẽ chấm với 1 loại tương ớt pha loãng, vị cay nồng đặc trưng. Đặc biệt, bánh mì que phải ăn ngay lúc còn nóng thì mới cảm nhận được hết vị ngon.
Ảnh: @tungboo0107, @cuncunfood, @minhduckio, @eatwden
Bánh mì bột lọc
Người ta hay gọi loại bánh mì này là 2 trong 1, bởi bên ngoài là bánh mì truyền thống giòn thơm, nhân bên trong lại là bánh bột lọc tôm trứ danh của xứ Huế. Hai hương vị này khi kết hợp lại tạo nên món ăn đưa đẩy vị giác đến lạ. Đặc biệt hơn, thay vì chan nước sốt xíu mại như bánh mì thông thường thì bánh mì bột lọc lại dùng nước mắm tỏi ớt. Chính sự hoà quyện của bánh mì giòn, bánh bột lọc dai và chút vị the cay của nước sốt đã khiến mọi người yêu thích loại bánh này.
Ảnh: Ryan Blogger, @hana.foodie
Bánh mì xíu mại
Bánh mì xíu mại là món ăn không thể không thử khi du lịch đến thành phố ngàn hoa. Nếu nơi khác, xíu mại kẹp trong bánh mì thì ở Đà Lạt, bánh mì sẽ dùng để chấm với chén nước súp xíu mại riêng. Phần nước súp này được nấu từ xương heo ninh dừ nên có vị ngọt, béo vừa đủ, cộng thêm chút hành lá thơm thơm. Khi ăn, chỉ cần xé 1 miếng bánh mì, chấm vào nước súp nóng rồi ăn kèm với viên xíu mại thì vị ngon sẽ bật tung trong miệng.
Ảnh: @tastydarling_, @hetmydiscovery, @bachuaviahe
Bánh mì cắt
Nếu muốn "đổi vị" sau bao ngày ăn bánh mì truyền thống thì bạn có thể thử qua bánh mì cắt - 1 biến tấu độc lạ chưa bao giờ ngừng hot ở TP.HCM. Với phiên bản này, bánh mì sẽ được phết 1 lớp pate mỏng rồi cán sơ qua để bánh mì dẹp ra, sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn, cho vào hộp và thêm rất nhiều loại topping như chả, nem, giò thủ, ngò, dưa leo, ớt,… Cuối cùng, bạn chỉ việc lấy que tre xiên 1 miếng bánh mì xen lẫn miếng chả rồi thưởng thức, đảm bảo ăn lạ miệng mà còn không bị trôi son.
Ảnh: @lanwiththi
Bánh mì nướng
Bánh mì nướng cũng là biến tấu gây sóng gió mặt trận ẩm thực 1 thời gian khá dài. Để làm ra món này, người ta sẽ cán dẹp bánh mì, phết muối ớt và nước sốt lên và nướng giòn trên lửa than. Sau khi nướng thì bánh mì sẽ được cắt thành từng miếng, ăn kèm với các topping như ruốc, trứng cút, chà bông, xúc xích, chả, mỡ hành,...
Ảnh: @beaubtyyy, @sist3rs.snacking
Bánh mì chấm cacao
Đây là phiên bản bánh mì ngọt thu hút nhiều người nhất ở TP.HCM, đặc biệt là giới trẻ bởi hương vị có 1-0-2. Cacao được sử dụng trong món này là loại cacao nguyên chất, thơm, béo và đặc sệt. Để tạo độ ngọt, làm dậy mùi thơm, người ta sẽ dùng đường thốt nốt để nấu thay vì đường cát. Khi ăn, bạn có thể dùng những miếng bánh nóng giòn được cắt sẵn và chấm vào ly cacao được trộn với đá nhuyễn. Độ dẻo và ngọt của ca cao khá cân bằng, ăn lại vui miệng. Nếu là người hảo ngọt, bạn nhất định sẽ thích món này ngay từ lần nếm đầu tiên.
Ảnh: @lanwiththi, @ansapsaigon
Bánh mì thanh long
Bánh mì thanh long là phiên bản bánh mì đặc biệt nhất, được ra đời với mong muốn chung tay giải cứu nông sản Việt trong những ngày đại dịch. Bánh mì thanh long cũng giống như bánh mì truyền thống, chỉ khác là có thêm phần thanh long ruột đỏ xay nhuyễn để tạo màu sắc. Tuy nhiên, vì xuất phát điểm ý nghĩa, loại bánh mì này không chỉ "gây sốt" trong nước mà còn được trang Business Insider của Mỹ và bạn bè quốc tế khen ngợi hết lời, góp phần nâng cao vị thế của bánh mì Việt trên đấu trường ẩm thực thế giới.
Ảnh: @normaltus
NỔI BẬT TRANG CHỦ
"Trên tay" Sora suốt một tuần, đây là điều YouTuber MKBHD thán phục nhất về công cụ AI của OpenAI
Cho dù vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nhưng YouTuber này cũng nhận ra công dụng hữu ích nhất của công cụ AI này.
Đây rồi Xiaomi YU7: SUV điện với thiết kế giống Ferrari Purosangue, tốc độ tối đa 253Km/h