Sự việc tại Việt Nam không phải lần đầu tiên hiện tượng dầu cá ăn mòn xốp được phát hiện.
Vụ dầu cá Trung Quốc đục thủng tấm xốp đang trở thành một vấn đề rất được nhiều người quan tâm, nhưng ít ai biết rằng vấn đề các viên dầu có thể ăn mòn xốp được hay không đã từng được báo chí nước ngoài đặt nghi vấn từ năm 2009.
Cụ thể, một báo cáo của của Viện Kiểm định an toàn Dược phẩm Hoa Kỳ (Institute For Safe Medication Practices) đã ghi lại rằng sau khi một bệnh nhân đã nói với y tá của mình rằng anh ta không thể nuốt được thuốc LAZAVA (chứa acid omega-3 dạng ethyl ester) theo cách thông thường. Sau đó, y tá này mới nghĩ ra cách chọc thủng viên thuốc và cho dung dịch bên trong vào một cốc xốp đựng nước hoa quả. Một lúc sau, khi bệnh nhân kia bắt đầu cầm cốc lên để uống thì anh ta phát hiện đáy cốc bị rò 1 lỗ nhỏ và nước bắt đầu chảy ra từ đó.
Các nhân viên y tế bắt đầu "tá hỏa" khi trên hướng dẫn sử dụng của thuốc không hề đề cập đến việc bắt buộc phải uống thuốc ở dạng viên nhộng hay tránh để dung dịch bên trong tiếp xúc với xốp. Thậm chí, những tài liệu y học chính thống cũng không hề nhắc đến vấn đề này. Sau đó, họ vô tình tìm thấy một video trên Youtube với 2 từ khóa "dầu cá" và "xốp"
Thí nghiệm dầu cá và nhựa năm 2009.
Theo video này, dầu cá LOVAZA có khả năng ăn mòn đấy của một cốc xốp - loại cốc giấy mà chúng ta hay sử dụng - trong khi đó những viên nang khác như Vitamin E thì không thể làm được điều đó. Vào thời điểm đó, người ta chưa hiểu hết được liệu hiện tượng này xảy ra là do acid béo omega-3 hay một thành phần nào khác trong LOVAZA có thể thực hiện công việc tưởng như không thể này.
Tham khảo ConsumerMedSafety
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời